Cách khắc phục những bệnh thường gặp ở heo nái thời kỳ sinh sản

5 phút, 8 giây để đọc.

Từ trước đến nay chăn nuôi heo nái luôn là chủ đề được quan tâm và chú trọng. Thành công của chăn nuôi heo nái quyết định rất lớn tới năng suất và lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi. Nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Từ con giống, kỹ thuật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cho đến phòng và quản lý mầm bệnh… Một trong các yếu tố này có vai trò quyết định đến thành công của việc chăn nuôi heo nái của trại. Vấn đề quản lý mầm bệnh trên heo nái là một yếu tố như thế.

Hiểu về giai đoạn heo nái trong thời kỳ sinh sản

Giai đoạn sinh sản là lúc heo nái có nhiệm vụ nuôi con. Đồng thời hoàn thiện các chức năng sinh lý để chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Trong trường hợp diễn biến không xảy ra theo đúng trình tự này thì ta gọi là những rối loạn về sinh sản. Hiện tượng này thường phổ biến ở những nái già và nái tơ.

Nguyên nhân và cách khắc phục những bệnh thường gặp ở heo nái thời kỳ sinh sản
Nhiều loại bệnh xuất hiện khi heo nái đang trong giai đoạn sinh sản

Thông thường chỉ có một số bệnh chính hay gặp trên heo nái thời kỳ sinh sản. Kể đến như: Bệnh sót nhau; Bệnh sốt sữa; Bệnh viêm vú; viêm tử cung, mất sữa; Bệnh bại liệt; Hiện tượng heo nái chậm động dục trở lại. Ngoài ra, còn có thể thấy một số hiện tượng co giật, bại liệt trên heo nái sau khi sinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh heo nái thời kỳ sinh sản có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

– Nguyên nhân bên ngoài

+ Điều kiện nuôi dưỡng: Do khẩu phần thức ăn không cân đối, quá thiếu hoặc quá thừa. Dẫn tới không đáp ứng theo nhu cầu phát triển của heo nái theo từng giai đoạn. Đặc biệt là trong giai đoạn hậu bị. Làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chức năng sinh lý sinh sản của heo nái.

+ Ảnh hưởng khí hậu: Nhiệt độ và ẩm độ môi trường nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của heo nái. Nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, khả năng rụng trứng của heo nái. Do đó, việc tạo môi trường nuôi dưỡng thích hợp trong chuồng là rất cần thiết.

Heo nái thời kỳ sinh sản
Heo nái thời kỳ sinh sản

+ Trình độ của người chăn nuôi: Do thiếu kiến thức, tay nghề kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ nái sinh sản. Người chăn nuôi có thể gây tổn thương đường sinh dục của heo nái. Hoặc do sử dụng thuốc Oxytoxin (thuốc kích dục đẻ) không đúng liều lượng. Hoặc không đúng thời điểm cũng gây hiện tượng rối loạn sinh sản trên heo nái sau khi sinh.

  – Nguyên nhân bên trong

+ Do sự di truyền từ cha mẹ.

+ Sự rối loạn kích thích tố nội tiết của heo nái.

Biện pháp khắc phục bệnh cho heo nái thời kỳ sinh sản

– Người nuôi cần xem xét gia phả, có sự chọn lọc con giống tốt để khai thác khả năng di truyền các tính trạng tốt về năng suất. Khả năng sinh sản là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà chăn nuôi.

– Tăng cường các biện pháp chăm sóc và dinh dưỡng cho gia súc tốt.

– Chú ý cân đối khẩu phần thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của heo nái.

Nguyên nhân và cách khắc phục những bệnh thường gặp ở heo nái thời kỳ sinh sản
Phát hiện và điều trị sớm heo nái mắc bệnh thời kỳ sinh sản sẽ giúp giảm thiệt hại đáng kể

– Tạo  môi trường khí hậu trong chuồng nuôi ổn định.

– Nắm vững kỹ thuật, các thao tác trong việc chăm sóc heo nái khi sinh.

– Phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp.

– Chú trọng công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ để đảm bảo tốt cho sức khỏe của gia súc.

Như vậy, quá trình chăm sóc heo nái thời kỳ sinh sản luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Việc nắm được căn bản nguyên nhân cũng như hướng xử lý sẽ là cơ sở giúp người nuôi chủ động trong kiểm soát, điều trị bệnh. Từ đó giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại đáng kể do bệnh gây ra.

Mời độc giả xem thêm tin tức trong chuyên mục:

Nguồn: Tiepthinongnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

Chăm sóc bươi da xanh hẳn không phải là điều dễ dàng để cây ra nhiều trái và đạt năng …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khắc phục hạn mặn khi trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao

Sầu riêng được xem như một loại trái cây rất phổ biến ở khu vực miền trung đặc biệt là …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao

Vừng từ xưa đến nay được biết đến là loại cây vô cùng dễ tính. Khác với những loại cây …
Xem Chi Tiết

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết