
Chăn nuôi bất kỳ vật nuôi nào, để đảm bảo năng suất đạt được như ý thì phải chú ý nhiều yếu tố. Không những thức ăn nước uống, điều kiện chuồng trại hay nhiệt độ môi trường cũng phải phù hợp với vật nuôi đó. Trong đó nuôi chim bồ câu cũng là một ngành vô cùng phát triển. Nhu cầu dùng thịt chim làm thực phẩm ngày càng gia tăng chứ không còn gói gọn ở nuôi chim làm cảnh. Hãy cùng nhau tìm hiểu những yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất của chim bồ câu. Bà con nông dân cần lưu ý để có thể trang bị đầy đủ kiến thức, xây dựng quy trình hợp lý. Tránh được những rủi ro đáng tiếc thể xảy ra, đạt được hiệu quả chăn nuôi cao nhất, nâng cao điều kiện kinh tế gia đình.
Tuổi tác và giới tính chim bồ câu
Cần xác định rõ độ tuổi và giới tính của chim đang ở giai đoạn nào. Đây là những thông tin cần thiết để các định nhu cầu năng lượng của chúng. Chuẩn bị thức ăn nước uống phù hợp.
– Tuổi:
Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản ở chim tăng trong tuần đầu, sau đó đạt mức của chim trưởng thành.
– Giới tính:

Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản của chim biểu thị bằng số kcal trên một mét vuông diện tích mặt ngoài cơ thể. Nhu cầu của con trống trưởng thành thường lớn hơn nhu cầu của con mái trưởng thành từ 5,7 – 13% ở gà. Giới tính là một trong những khác biệt cơ bản nhất cần quan tâm trong quá trình chăn nuôi chim bồ câu.
Nhiệt độ môi trường và trọng lượng cơ thể chim
Theo nghiên cứu của chuyên gia thì nếu vật nuôi có trọng lượng càng lớn cần có nguồn năng lượng dồi dào để duy trì các hoạt động. Giữa nhiệt độ môi trường và nhu cầu năng lượng của gia cầm có mối tương quan nghịch. Nói cách khác nhiệt độ môi trường càng thấp thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng tăng cao và khi nhiệt độ môi trường càng cao thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng giảm thấp. Theo Nesheim và CS (1979), nhiệt sinh ra thấp nhất ở 35 độ C. Ở 24 độ C nhiệt sinh ra trong cơ thể gấp đôi ở nhiệt độ 35 độ C để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Nhu cầu năng lượng của chim phụ thuộc rõ rệt vào nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường thấp, chúng phải sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nếu phải sống ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì sự sinh nhiệt có thể gấp 3 – 11 lần lúc bình thường. Điều này sẽ làm cho khả năng tiêu thụ thức ăn của chim bồ câu bị khác đi.
Nguồn giống chim bồ câu
Giống khác nhau thì nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản cũng khác nhau. Nếu tính trên một đơn vị khối lượng, thường những giống hướng trứng có nhu cầu cao hơn các giống hướng thịt. Các giống nhẹ cân có nhu cầu cao hơn các giống nặng cân.

Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.
Khẩu phần ăn
Để đạt được hiệu quả dinh dưỡng trong thức ăn cao nhất thì việc cân bằng các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Nhất là protein và axit amin. Cân bằng giữa các axit amin sẽ tiết kiệm năng lượng trong quá trình trao đổi chất. Ngược lại, mất cân đối các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nhiệt độ càng cao thì hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn càng ngày càng giảm đi.

Tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng bị giảm đi khi có hàm lượng chất xơ cao. Dẫn đến giảm năng lượng của khấu phần và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Thức ăn bị nhiễm aflatoxin, nhu cầu về metionin tăng thêm 35%, đồng thời tăng nhu cầu về năng lượng, protein và vitamin. Ngoài các yếu tố nêu trên thì phương thức nuôi, các bước chăm sóc và các chất dinh dưỡng bổ sung khác cũng có vai trò quan trọng.
Tốc độ sinh trưởng của chim và sản lượng trứng
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu. Để sinh trưởng, chim cần được cung cấp năng lượng. Mỗi gam tăng khối lượng cơ thể cần cung cấp khoảng 5 kcal ME. Bồ câu cũng là một giống chim có tốc độ tăng trưởng khá thấp vì trọng lượng trung bình khá nhỏ.
Để sản xuất 1g trứng cần cung cấp 2 kcal năng lượng trao đổi. Do đó năng suất trứng càng cao, khối lượng trứng càng lớn. Thì nhu cầu năng lượng càng đòi hỏi nhiều hơn. Nếu chim bồ câu bước vào giai đoạn đẻ trứng thì người chăn nuôi cần có sự chuẩn bị kỹ càng hơn.
Khả năng hấp thụ thức ăn
Thức ăn cho chim bồ câu không chỉ cung cấp năng lượng. Mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác vào quá trình phát triển của chúng. Có mối quan hệ mật thiết giữa nhiệt độ môi trường, lượng thức ăn thu nhận hàng ngày và mức năng lượng trong khấu phần. Nhiệt độ môi trường cao sẽ làm chim giảm ăn.

Trong mùa hè, khi nhiệt độ môi trường > 29 độ C, chim chỉ ăn bằng 80 – 85% lượng thức ăn trong mùa đông có cùng nồng độ ME. Dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Có thể giải quyết vấn đề bằng những cách dưới đây:
Tăng mức năng lượng và các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn. Giảm mức năng lượng trong khấu phần để giúp chim ăn được nhiều hơn. Khi giảm mức năng lượng trong khấu phần, tuy làm tăng lượng thức ăn ăn vào; song cũng sẽ làm tăng năng lượng gia nhiệt và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Chim bồ câu không giống nhiều loài gia cầm khác. Khẩu phẩn và chế độ ăn uống của chúng khá phức tạp.
Tìm hiểu phương pháp nuôi nhiều loài gia cầm khác: Phương pháp chăn nuôi gia cầm
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn