Bí quyết chăn nuôi vịt khép kín đạt được hiệu quả cao

Bí quyết chăn nuôi vịt khép kín đạt được hiệu quả cao
5 phút, 17 giây để đọc.

Vịt được xem là một trong những loại gia cầm được nuôi phổ biến nhất. Có nhiều hình thức chăn nuôi loại gia cầm này. Chúng dễ nuôi, khả năng thích ứng với môi trường tốt và thức ăn thì dễ tìm. Vịt thả đồng, thả ao, nuôi ở chuồng là những hình thức nuôi phổ biến. Nếu hộ nông dân không có không gian và điều kiện chăn thả thì nuôi vịt khép kín cũng là một lựa chọn tốt. Đem lại hiệu quả kinh tế cao không khác mấy với các hình thức nuôi vịt khác. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những bí quyết dễ áp dụng để đàn vịt nuôi khép kín đạt hiệu quả cao nhất. Phòng tránh được nhiều bệnh tật, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, bà con nông dân cần nắm bắt và thực hiện nó.

Người chăn nuôi đi đầu thực hiện mô hình mới

Nhiều hộ dân tránh chăn nuôi vịt vì nếu đàn vật nuôi mắc bệnh sẽ gây thiệt hại lớn. Anh Bùi Văn Thùy ở thôn Nguộn, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang có nguồn thu nhập ổn định 160 triệu/năm nhờ vật nuôi này.

Theo những gì anh Thùy cho biết, nhận thấy điều kiện tự nhiên trên địa bàn phù hợp với việc phát triển đàn thủy cầm. Kết hợp thêm chút kinh nghiệm của ông nội để lại anh đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại nuôi vịt sinh sản. Anh đã theo dõi nhiều năm và có sự so sánh giữa chăn nuôi vịt thịt và vịt sinh sản. Thì nuôi vịt sinh sản cho thu nhập cao hơn. Tính đến nay, anh đã có thâm niên gắn bó 5 năm đối với loài vật nuôi này.

Mô hình nuôi vịt khép kín ổn định và không ngừng phát triển

Theo tính toán cơ bản, với quy mô 1.500 con vịt cái đẻ siêu trứng. Mỗi ngày được 1.000 quả trứng với giá bán 20.000 đồng/chục, thu về 2.000.000 đồng. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, anh đầu tư máy ấp trứng với công suất 2 vạn trứng/tháng để ấp và bán trứng lộn, với giá bán 35.000 đồng/chục quả. Sau khi trừ mọi khoản chi, mỗi tháng gia đình thu về 15 – 16 triệu đồng. Giá cả có thể biến động và tăng giảm đôi chút theo nhu cầu của thị trường nhưng thu nhập vẫn rất ổn định.

Bí quyết chăn nuôi vịt khép kín đạt được hiệu quả cao
Mô hình được phát triển và lan rộng

Với lượng vịt đẻ nhiều, anh tìm được các mối giao buôn trứng trắng. Tiến hành ký hợp đồng với các bếp ăn của quân đội, công ty, trường học, quán ăn trên địa bàn huyện để tiêu thụ. Lượng trứng tiêu thụ dễ dàng, thuận lợi, được người tiêu dùng tin tưởng. Gia đình anh luôn thực hiện tốt các điều kiện vệ sinh thú y, vịt khỏe mạnh. Không mắc bệnh, tỷ lệ đẻ trứng cao và đều. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp chứng nhận cho cơ sở chăn nuôi của anh Bùi Văn Thùy đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thú y. Là cơ sở tiêu biểu trên địa bàn huyện.

Chia sẻ các kinh nghiệm về nuôi vịt khép kín

Anh Thùy đã có những chia sẻ về việc phòng bệnh. Để chăn nuôi vịt sinh sản đạt hiệu quả cao giai đoạn vịt hậu bị phải được chăm sóc theo quy trình riêng. Khi vịt 1 tháng tuổi cần cho ăn tốt để thúc tăng trọng nhanh, trường mình, kháng bệnh tốt. Tháng thứ hai cho ăn đủ để cơ thể vịt săn chắc, không tích mỡ. Sau tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, cho ăn hạn chế nhằm rèn luyện sức dẻo dai cho đàn vịt.

Những chia sẻ từ người có kinh nghiệm nuôi

Trong quá trình nuôi cần chú ý từ tháng thứ 5 trở đi cần tăng thời lượng chiếu sáng từ 16-18 giờ/ngày cho vịt. Trước khi vịt lên đẻ cần tiêm phòng đủ 3 mũi vacxin bao gồm dịch tả, tụ huyết trùng và cúm gia cầm. Khi vịt đã lên đẻ thì ngừng sử dụng các loại vacxin. Vào những ngày thời tiết giao mùa cần bổ sung kháng sinh phòng dịch tả vào thức ăn. Sau đó có thể bổ sung giải độc gan vào nước uống và cho ăn đủ từ 220-230gram/con/ngày. Cần lựa chọn các cơ sở có uy tín để mua thức ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi.

Phòng bệnh cho đàn vịt

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng thường xuyên. Ngoài việc tiêm phòng vắc xin định kỳ thì không được tiêm bất cứ một loại kháng sinh nào vì làm như vậy vịt sẽ ngừng đẻ.

Ngoài ra, để vịt đẻ đều, trứng to, vịt đẻ cần được cung cấp thêm ánh sáng. Phải chiếu sáng nhân tạo bổ sung vào ban đêm từ 3 – 5 giờ/ đêm. Nhằm kích thích vịt đẻ trứng và đảm bảo chất lượng trứng giống cao. Hàng năm, tối đa là 2 năm cần tiến hành thay thế đàn vịt để năng suất và chất lượng trứng tốt hơn. Việc ấp nở cũng phải cẩn trọng, để nền nhiệt ổn định theo từng mùa”…

Vệ sinh phòng bệnh rất quan trọng trong chăn nuôi khép kín

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Lạng Giang, ông Nguyễn Khánh Hùng cho biết. Mô hình nuôi vịt đẻ trứng ngày càng phát triển rộng khắp. Giúp nhiều hộ gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên để phát triển hiệu quả mô hình này thì người chăn nuôi cần phải nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp. Thực hiện đầy đủ các quy trình vệ sinh thú y để đạt hiệu quả cao nhất.

Cập nhật thêm các thông tin liên quan: Phương pháp chăn nuôi gia cầm

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết