Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp
5 phút, 20 giây để đọc.

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó đem lại đối với các hộ gia đình chăn nuôi. Tuy nhiên, để thành công trong nuôi chim bồ câu pháp không phải là điều dễ dàng. Bởi chim bồ câu rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh thương hàn.

Bệnh thương hàn ở bồ câu được phát hiện và nghiên cứu ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu. Cụ thể là Pomeroy và Nagaraja hồi năm 1991. Đây là một bệnh chung của bồ câu, gà, ngan, ngỗng, vịt. Bệnh gây hội chứng viêm ruột, ỉa chảy. Người nuôi cần nắm vững các dấu hiệu của bệnh để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời nhằm giảm các thiệt hại về kinh tế.

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn

Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae gây ra. Vi khuẩn là loại trực khuẩn nhỏ, ngắn có kích thước: 1-2×1,5 micromet. Chúng thường chụm 2 vi khuẩn với nhau, thuộc gram âm (-), không sinh nha bào và nang (Copsule).

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp
Bồ câu nhiễm vi khuẩn bệnh thương hàn qua đường tiêu hoá

Vi khuẩn có thể nuôi cấy, phát triển tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone. Với độ pH=7,2, nhiệt độ thích hợp 370C. Vi khuẩn sẽ bị diệt ở nhiệt độ 600C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong 24 giờ. Nhưng có thể tồn tại 20 ngày khi đặt trong bóng tối. Các hoá chất thông thường diệt được vi khuẩn như: axit phenol -1/1000; chlorua mercur-1/20.000; thuốc tím 1/1000 trong 3-5 phút.

Triệu chứng, bệnh tích

Thời gian ủ bệnh thường 1 – 2 ngày. Bồ cầu bị bệnh thường có các thể hiện: Ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Sau đó, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp. Đặc biệt là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng. Giai đoạn cuối có lẫn máu. Nếu bệnh nặng, bồ cầu có thể chết sau 3 – 5 ngày.

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp
Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn xâm nhận vào máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu

Một số bệnh tích khi mổ khám gồm: Các niêm mạc bị sưng huyết, niêm mạc diều, dạ dày tuyến và ruột tụ huyết từng đám. Ở ruột non và ruột già còn thấy niêm mạc bị tổn thương. Tróc ra và có các điểm hoại tử ở phần ruột gà. Chùm hạch lâm ba ruột cũng bị tụ huyết.

Chim ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng chim non dưới một năm tuổi thường phát bệnh nặng. Tỷ lệ chết cao từ 50-60%. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá. Nhưng cũng lây qua trứng khi bồ câu mẹ bị nhiễm bệnh. Các khu vực nuôi gà cùng với bồ câu trong cùng chuồng trại và môi trường sinh thái. Bồ câu thường bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm. Nhưng thường thấy vào các tháng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt. Nhất là trong mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu.

Bệnh lý trên chim bồ câu pháp

Trong tự nhiên có một số chủng Salmonella gallinacerum có độc lực mạnh, gây bệnh cho bồ câu nhà, bồ câu rừng, gà, vịt và nhiều loài chim trời khác. Bồ câu nhiễm vi khuẩn qua đường tiêu hoá. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn, bồ câu sẽ bị nhiễm bệnh.

Vi khuẩn vào niêm mạc ruột, hạch lâm ba ruột, tiết ra độc tố. Độc tố vào nước, tác động đến hệ thần kinh trung ương. Gây ra biến đổi bệnh lý như nhiệt dộ tăng cao, run rẩy. Vi khuẩn phát triển trong hệ thống tiêu hoá. Gây ra các tổn thương niêm mạc ruột, cơ ruột, làm cho ruột bị viêm và xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn xâm nhận vào máu. Gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp
Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm

Chẩn đoán bệnh

– Chẩn đoán lâm sàng: biểu hiện như ỉa lỏng phân xám vàng hoặc xám xanh, có lẫn máu. Khi mổ khám chim ốm thấy: tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc đường tiêu hoá.

 – Chẩn đoán vi sinh vật: thu thập bệnh phẩm, nuôi cấy để phân lập vi khuẩn S. gallinacerum.

Điều trị bệnh

Phác đồ 1:

– Thuốc điều trị: Chloramphenicol dùng liều 50mg/kg thể trọng. Thuốc pha với nước theo tỷ lệ: 1 thuốc + 10 nước. Cho chim uống trực tiếp. Cho uống thuốc liên tục trong 3-4 ngày.

– Thuốc trợ sức: cho uống thêm vitamin B1,C, K.

– Hộ lý: Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá. Cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột hoặc trong thời gian điều trị. Thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ. Làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.

Phác đồ 2:

– Thuốc điều trị: Dùng phối hợp hai loại thuốc: Tetracyclin: liều 50 mg/kg thể trọng. Bisepton: liều 50 mg/kg thể trọng. Thuốc có thể pha thành dung dịch đổ cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3-4 ngày.

– Thuốc trợ sức: như phác đồ 1.

 – Hộ lý: như phác đồ 1.

Kỹ thuật phòng bệnh

– Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị. Chim ốm chết phải chôn có đổ vôi bột hoặc nước vôi 10%. Không được mổ chim ốm gần nguồn nước và khu vực nuôi chim. – Toàn bộ số chim trong chuồng có chim ốm cho uống dung dịch chloramphenicol 2/1000 hoặc sulfamethazone 5/1000 trong 3 ngày liền.

– Khi chưa có dịch: thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường. Nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn thích hợp và đảm bảo thức ăn, nước uống sạch.

Mời độc giả xem thêm tin tức trong chuyên mục:

Nguồn: Tiepthinongnghiep.con

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc

Hoa họ cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế …
Xem Chi Tiết

Bệnh rỉ sắt – một trong những căn bệnh phổ biến ở hoa hồng

Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng và hoa hồng cũng không ngoại lệ …
Xem Chi Tiết

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây ra tác hại không nhỏ đến cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A. Đặc biệt là giàu lycopeme tốt …
Xem Chi Tiết

Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta …
Xem Chi Tiết

Cứu chữa sản lượng khoai tây khỏi căn bệnh héo vàng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết
Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó …
Xem Chi Tiết