Gà có thể được xem là loài gia cầm được ưa chuộng nhiều nhất trên thế giới. Nhưng ở mỗi giống gà đều có những đặc điểm khác biệt nhất định. Vì thế cho nên địa điểm nuôi, thức ăn và khả năng thích ứng với môi trường sống của chúng khác nhau. Người nuôi gà cần có đầy đủ kiến thức trước khi nuôi bất kì giống gà nào để mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Như chúng ta đã biết, trong các giống gà thì gà ri là loại được nuôi khá phổ biến, dễ bán và giá cả phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng. Chắc chắn những kiến thức bổ ích đó sẽ giúp bạn chăn nuôi hiệu quả cao hơn.
Điểm khác biệt ở gà ri
Gà ri là giống gà có chất lượng tốt, thơm ngon, dai thịt nên được thị trường rất ưa chuộng. Từ đó những câu hỏi về nuôi gà ri công nghiệp bắt đầu xuất hiện với tần suất khá nhiều trong khoảng thời gian 1-2 năm trở lại đây.
Gà ri tuy nhỏ, lớn chậm nhưng lại có chất lượng thịt cao vượt trội so với hầu hết các giống gà thịt thương phẩm khác. Trên thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh và hợp ý người tiêu dùng.
Cách chọn gà ri giống
Có thể xem chọn giống có vai trò quan trọng nhất trong bất kỳ quá trình chăn nuôi nào. Nó toàn bộ hiệu quả kinh tế của đàn gà về sau. Do đó, bà con cần đặc biệt lưu ý và lựa chọn giống kĩ càng trước khi nuôi. Khi chọn giống, bà con nên chọn những con mắt sáng, nhanh nhẹn, lông mịn, không hở rốn, chân to khỏe, da săn.
Bên cạnh đó, bà con nên chọn những trang trại, cơ sở cung cấp gà ri giống có uy tín để mua giống. Vì tại những cơ sở lớn thì gà con sẽ được chăm sóc, tuyển chọn. Việc tiêm vacxin phòng bệnh từ lúc mới nở, chất lượng giống được đảm bảo hơn hơn nhiều so với mua ở những người bán lẻ thông thường.
Dinh dưỡng khi nuôi gà ri
Khi gà còn nhỏ không nên cho gà ăn thức ăn thô, những thức ăn nghiền nhuyễn như tấm, cám rất phù hợp với hệ tiêu hóa của gà con… Sau 1 tuần thì có thể cho gà tập ăn thức ăn hỗn hợp. Trong thức ăn, nên lưu ý bổ sung các loại khoáng và kháng sinh như Amoxyfen, Tylanvit C…
Gà ri dễ nuôi, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn nhiều giống khác. Khi nuôi theo mô hình bán tự nhiên (phổ biến nhất hiện nay) thì gà có thể tự tìm thức ăn nhưng bà con vẫn phải bổ sung thêm thức ăn tại máng đặt nơi râm mát. Cần lưu ý thức ăn cho gà phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Không bị nấm móc, hư hỏng sẽ gây ảnh bệnh cho gà.
Chuẩn bị chuồng nuôi
Tùy theo điều kiện không gian và quy mô chăn nuôi mà chuồng trại được thiết kế và trang bị khác nhau. Bà con có thể tham khảo ý kiến của trung tâm khuyến nông địa phương hoặc đơn vị cung cấp giống để xây dựng hợp lý. Tuy nhiên, có một số điểm cần phải chú ý như sau:
- Đặt máng ăn và máng uống có lưới bọc để tránh rơi vãi thức ăn và thức ăn dính vào gà.
- Chuồng phải đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát vì ẩm ướt sẽ dễ sinh bệnh.
- Đối với chuồng nuôi gà con thì cần có đèn sưởi được điều chỉnh nhiệt hợp lý (nếu cả đàn chụm vào thì nhiệt đang thấp, nếu cả đàn tản ra, há mỏ thì nhiệt quá cao).
- Mái che và vách chuồng cần đảm bảo sao cho không bị mưa tạt hoặc nắng hắt, nếu mái bằng tôn thì phải phun nước để giảm nhiệt độ (Nên sử dụng tôn lạnh để làm chuồng).
Chăm sóc và phòng bệnh khi nuôi gà ri
Với mô hình nuôi gà ri công nghiệp thì chuồng trại không phải đầu tư nhiều như gà công nghiệp vì đặc tính tự nhiên của nó. Tuy nhiên chuồng trại vẫn phải thiết kế khô ráo, thoáng mát về mùa nóng và che chắn mưa gió về mùa lạnh. Đặc điểm gà ri ngủ trên cao nên chuồng cần thiết kế các cành đậu cho gà. Nếu có thể bà con có thể tạo hình những cành cây trong chuồn để gà đậu. Cần có không gian vườn đồi rộng để gà được chăn nuôi như ngoài tự nhiên. Gà ri thả vườn hay đồi là ngon nhất và được thị trường ưa chuộng nhất.
Để đàn gà ri phát triển tốt nhất thì khâu vệ sinh chiếm vai trò rất quan trọng. Bà con cần tiến hành rửa dọn chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống và đèn sưởi. Chú ý thay thức ăn hàng ngày để giữ vệ sinh, tránh hư hỏng, ẩm móc.
Tiêm ngừa phòng bệnh thường xuyên cho gà để đặt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là 11 bệnh cần tiêm ở đàn gà ri:
STT | Ngày tuổi của gà | Tên thuốc | Cách dùng |
1 | 1- 3 | Kháng sinh: Amoxyfen… | Uống |
2 | 4 | Newcastle lần 1 | Nhỏ mắt, mũi |
3 | 7 | Gumboro lần 1 | Uống |
4 | 10 | Đậu gà | Tiêm cánh |
5 | 11-13 | Cầu trùng | Uống |
6 | 15 | Cúm | Tiêm cổ |
7 | 21 | Newcastle lần 2 | Nhỏ mắt, mũi |
8 | 22 | Cầu trùng | Uống |
9 | 28 | Gumboro lần 2 | Uống |
10 | 42 | Tẩy giun | Uống |
11 | 60 | Newcastle lần 3 | Tiêm |
Tham khảo thêm phương pháp nuôi nhiều loài gia cầm khác: Phương pháp chăn nuôi gia cầm
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn