Chim trĩ có lẽ là loài gia cầm còn khá xa lạ đối với người chăn nuôi Việt Nam. Nhưng thực ra đây là một trong những loài chim quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Có nhiều giống quý hiếm còn được đưa vào sách đỏ để bảo tồn. Hiện nay, các mặt hàng từ chim trĩ được người tiêu dùng săn đón với giá rất cao. Nhiều hộ chăn nuôi đã bắt đầu nhân giống chim trĩ và bán để làm cảnh hoặc nuôi nhân giống. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phương pháp nuôi chim trĩ đẻ trứng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời cũng đưa ra những kỹ thuật để quá trình ấp trứng tỉ lệ nở cao và đồng đều. Tuy ban đầu có khá phức tạp, nhưng người chăn nuôi có thể tham khảo, áp dụng mô hình chăn nuôi mới này.
Đặc điểm ngoại hình
Chim trĩ được biết đến là loài chim quý có giá trị kinh tế cao, do vậy nhiều người quan tâm và muốn sở hữu những con chim trĩ đẹp, với màu sắc nổi bật. Do vậy, đòi hỏi người nuôi cần phải am hiểu về các tập tính của chim trĩ, như chúng ăn như thế nào, sống ra sao, cách nuôi dưỡng thế nào để khỏe mạnh, và không bị bệnh tật. Chim trĩ đỏ có đỉnh đầu và gáy nâu ánh xanh, trán, dải hẹp trên mắt, cằm họng và cổ đen ánh lục, xanh hay tím. Phía dưới cổ có vòng trắng ngắt đoạn ở phía trước và sau.
Chim trĩ cái có phần đỉnh đầu và cổ nâu thẫm hay đen, với những vạch ngang hẹp màu hung đỏ, lưng và vai hung đỏ phớt nâu tím, cằm và họng màu vàng xám có vạch nâu thẫm. Phía trước cổ và phần trên ngực có những vạch và chấm đen thô và óng ánh màu hồng tối. Phần dưới ngực, sườn và bụng màu xám hung thẫm, vân nâu tối, phần giữa lông màu nâu đỏ thẫm. Mắt nâu đỏ, đùi nâu xỉn, da trần ở mặt đỏ tươi, mỏ và chân xám sừng.
Xây dựng chuồng nuôi chim trĩ
Xây dựng chuồng cho chim trĩ không cần quá cầu kỳ. Chỉ cần tấm lưới sắt cũng đủ cho chim trĩ sống thoải máu. Mỗi chuồng không nên nuôi nhiều mà chỉ nên nuôi khoảng 6-8 con/chuồng, trong đó cứ 1 trống thì 2 mái. Như vậy sẽ đảm bảo tỉ lệ trứng chim được thụ tinh cao hơn.
Mái chuồng cần phải che chắn kỹ bằng mái lợp pro hoặc nhựa để tránh chúng thoát ra ngoài. Dưới nền chuồng rải 1 lớp cát để bảo vệ chân chim, giúp nền chuồng luôn khô ráo và dễ dàng vệ sinh. Thường xuyên sử dụng chất độn chuồng để vệ sinh và khử trùng cho chuồng nuôi.
Nguồn thức ăn cần thiết
Nếu mục đích nuôi là đẻ trứng cần chọn cặp chim giống khỏe mạnh, vừa đến tuổi sinh sản. Chim trĩ để đẻ trứng nên chọn con mái nhanh nhẹn sức khỏe tốt, mắt lanh lông mượt. Con trống to khỏe, cứng cáp, lông mượt dài. Chăm sóc chim trước thời kỳ sinh sản và trong rất quan trọng.
Thức ăn chủ yếu của chúng là ngũ cốc và cám đậm đặc. Bổ sung thêm chất xơ bằng rau xanh băm nhỏ. Khi chim trống đạt 1,7kg, con mái đạt 1,2 kg sau 7 tháng nuôi là chúng bắt đầu sinh sản. Thời điểm này nên tách chim trĩ ra thành từng cặp nuôi nhốt ở chuồng riêng để tránh tranh giành thức ăn.
Chim trĩ trong giai đoạn sinh sản
Thông thường chim trĩ không sống thành đàn mà rải rác đơn lẻ. Chỉ có vào mùa xuân cần giao phối mới tìm đến nhau. Chim trống và mái sẽ sống với nhau, cùng nhau bảo vệ ổ trứng cho đến hết mùa sinh sản. Thông thường con trống sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình, tránh các loài vật khác xâm phạm. Con mái chịu trách nhiệm làm tổ ở vùng đất lõm, nhặt lá khô để lấp đầy và nhỏ ít lông ngực làm nệm êm cho chim con khi nở.
Chim mái sẽ ấp trứng khoảng 23 đến 24 ngày. Khi chim non nở chúng sẽ đợi đến khi con cứng cáp mới bỏ đi. Nhưng khi nuôi nhân tạo thì hầu như chim mái sẽ không bao giờ ấp mặc dù người nuôi đã thiết kế chuồng, lá khô môi trường giống như tự nhiên. Thậm chí chúng không đẻ vào ổ mà đứng đâu đẻ đó, không thèm để ý đến sản phẩm mình tạo ra. Để bảo vệ trứng không thất lạc và đảm bảo chất lượng trứng nên hình thức ấp trứng chim trĩ sinh sản cũng có khá nhiều khác biệt.
Bật mí kỹ thuật ấp trứng chim trĩ
Phương pháp ấp vú
Ấp vú là kỹ thuật ấp trứng thường được sử dụng, dùng cơ thể gà hay các loài chim đẻ trứng khác ấp hộ mà không dùng con mẹ. Trứng chim trĩ không lớn, nó giống với chim bồ câu hoặc gà tre, gà ta. Bà con phải lựa thời kỳ chim bồ câu, gà cùng đẻ trứng. Sau đó lấy trứng ra và cho vài quả trứng chim trĩ vào ổ để chúng ấp. Chú ý căn chỉnh thời gian nhờ vú ấp hộ, khi trứng nở thì bà con phải lấy ngay chim con ra, tránh để chim hay gà vú hộ đạp, mổ chết chim trĩ con.
Việc ấp vú khá bị động vì phải phụ thuộc vào vú ấp cùng thời kỳ sinh sản với chim trĩ để chúng có thể sẵn sàng ấp trứng của loài khác. Người nuôi cần phải khéo léo ngụy trang để con mẹ không nhận ra đó là trứng ấp hộ. Nếu không chim sẽ bỏ trứng.
Phương pháp ấp máy
Hiện nay người ta đã sáng tạo ta các máy ấp trứng có tính năng thay thế con mái. Không cần chờ đợi vú ấp hộ sinh sản giống với chim trĩ mà có thể ấp bất cứ lúc nào, nhiều trứng cùng lúc. Máy ấp trứng hiện nay có rất nhiều loại, to nhỏ khác nhau. Tùy vào điều kiện, mục đích mà lựa chọn loại phù hợp. Bà con lưu ý ấp trứng chim trĩ khoảng 23 ngày bằng máy ấp cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong máy điều chỉnh cho phù hợp.
Chim trĩ con khi ấp bằng vú ấp hoặc ấp máy thường rất yếu ớt, sức đề kháng kém và không thể điều chỉnh được nhiệt độ dễ chết. Trước khi ra môi trường bên ngoài, con non cần được úm một thời gian trước khi ra ngoài môi trường nuôi thả chính thức.
Cập nhật các bài viết liên quan tại Phương pháp chăn nuôi gia cầm.
Nguồn: trieuphunongdan.com