Nuôi chim cút con theo quy trình nào để đạt hiệu quả cao?

Nuôi chim cút con theo quy trình nào để đạt hiệu quả cao?
5 phút, 52 giây để đọc.

Nhiều người chưa có kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm từ trước, thời gian đầu bắt đầu thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ở nhiều khâu. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm và chưa có đủ kiến thức để linh hoạt xử lý vấn đề. Sau nhiều lần nuôi, trải qua và giải quyết đủ tình huống khác nhau mới trở nên nhạy bén và chắc chắn hơn khi tái đầu tư chăn nuôi lần nữa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho những người mới bắt đầu hoặc có ý định chăn nuôi chim cút con. Từ giai đoạn chọn giống đến khâu phòng, điều trị bệnh thường gặp trên chim cút con. Giúp người chưa có kinh nghiệm có thể an tâm hơn, hạn chế tổn thất ban đầu không cần thiết. Đặc biệt với loại gia cầm khá mới như chim cút.

Những đặc điểm cơ bản của chim cút

– Vòng đời của chim cút: từ 3 đến 4 năm. Chim cút mới nở nặng khoảng 6-7 gr, chim cút trưởng thành có trọng lượng từ 150 – 200 gr và một quả trứng có trọng lượng từ 7 – 15 gr.

Thịt chim cút rất giàu chất dinh dưỡng

– Chim cút cái bắt đầu đẻ trứng từ 6 – 7 tuần tuổi, đẻ liên tục mỗi ngày một quả trứng và thường đẻ vào buổi chiều. Năm đầu tiên cút cái đẻ khoảng 300 trứng. Sau đó đẻ khoảng 150 – 175 trứng trong năm thứ hai. Sản lượng trứng giảm dần sau mỗi năm. Trứng cút đẹp, giàu dinh dưỡng, chỉ chứa 2.47% chất béo. Sự có mặt của ánh sáng làm tăng hiệu quả sản xuất trứng của cút.

– Thịt cút ngon, bổ dưỡng, chất béo rất thấp nên rất thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp.

Chọn chim cút con giống

Tuyệt đối đừng mua chim cút con giống không có nguồn gốc, nên chọn những cơ sở có uy tín và chất lượng cao. Chọn cút con nặng từ 6-8g. nhanh, khỏe, không dị tật, hở rốn, loại bỏ những con nở chậm. Ngoài ra cần chú ý tỷ lệ đẻ, ấp nở nuôi sống cao và tăng trọng nhanh ổn định và đồng đều giữa các con.

Nếu là chim cút đực thì cần khỏe mạnh, lông mượt và nhanh nhẹn. Chim trống có thân hình gọn và nhỏ hơn chim cái. Đầu khá nhỏ, mỏ thì ngắn nhưng cổ khá dài. Tiếp đó là ngực nở nang. Còn chim cút mái thì đầu thanh hơn và cổ nhỏ, lông và da đều bóng mượt. Ở ngực có nhúm lông đen. Xương chậu nở và hậu môn cũng nở, mềm mại và đỏ hồng.

Kỹ thuật úm chim cút con

– Úm trên trấu hay sàn lưới.

– Ba ngày đầu nên lót giấy có xoi lỗ nhỏ để cút con không bị trượt, dễ bẹt chân.

Lồng úm nên để nơi thông thoáng và cách ly với mèo, chuột, chó. Tránh nước đọng rơi vào ổ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và thời gian ấp trứng.

Mật độ úm chim cút con

Ở mỗi thời đoạn khác nhau thì mật độ chim cút con úm sẽ khác nhau. Chim càng lớn thì diện tích úm của mỗi con cần được mở rộng.

– Tuần thứ nhất: 200 con/ mét vuông.

Nuôi chim cút con theo quy trình nào để đạt hiệu quả cao?
Mật độ úm chim cút

– Tuần thứ hai: 100 con/ mét vuông.

– Tuần thứ ba: 50 con/ mét vuông.

Điều kiện nhiệt độ khi úm

– Sưởi ấm lồng úm 15 đến 30 phút trước khi đưa cút con vào lồng úm. Đảm bảo nhiệt độ đủ ấp áp.

– 1-3 ngày tuổi: 35 độ C – 38 độ C.

– 4-7 ngày tuổi: 32 độ C – 35 độ C.

– 8-14 ngày tuổi: 28 độ C – 32 độ C.

Chim cút úm dưới bóng đèn

Tuần thứ ba trở đi: không cần sưởi. Chim có thể thích nghi được với ánh nắng mặt trời.

Cần quan sát đàn thường xuyên trong thời gian ấp để gia giảm nhiệt độ phù hợp. Nếu chúng túm tụm vào 1 góc chuồng hay ở chỗ đèn úm là biểu hiện chúng bị lạnh. Nếu cút tản ra đều, ăn uống bình thường là nhiệt độ đủ ấm. Điều chỉnh nhiệt độ trong lồng úm bằng cách nâng lên hoặc hạ thấp bóng đèn tuỳ theo điều kiện nhiệt độ ngoài trời. nếu trời mưa lạnh và ban đêm thì hạ thấp bóng đèn xuống. Vào ban ngày khi thời có nắng thì nâng bóng đèn lên cao hơn so với ban đêm tầm 1m.

Thiết kế máng ăn uống

– Dùng máng ăn 20cm x 10cm x 1,5cm cho cút con trong 2 tuần đầu: 2-4 máng cho 300 con.

– Dùng máng ăn dài 0,8m: 1 máng cho 25 con.

Tuân thủ theo diện tích máng trên để chim dễ ăn nhất, không tranh giành lẫn nhau hay bị rơi vào máng.

Thức ăn và nước uống

Vì mỗi ngày chim cút ăn tầm 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể) nên thức ăn cho chim cần đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng cho chim. Đặc biệt là đạm, các chất khoáng và tinh bột.

Đảm bảo nguồn thức ăn cho chim

Bạn nên cho chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Nếu khi chim đẻ thì phải thu gom trứng ngay để tránh trứng bị vỡ. Sau đó tiến hành bảo quản an toàn để tiếp tục nhân giống. Ngoài ra bạn phải đảm bảo lượng nước cho chim đủ từ 50 đến 100ml mỗi ngày. Nước phải sạch và mát để chim có thể tùy ý uống.

Mỗi con cần đảm bảo từ 50 đến 100ml nước sạch mỗi ngày. Nước phải sạch, không được lẫn phân hay chất độc hại. Ngoài ra bạn có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức khỏe.

Phòng ngừa bệnh cho chim

Ngày tuổi Thuốc Liều sử dụng Hướng dẫn
Ngày 1-3 Coli Taravet 1g/lít nước liên tiếp 3 ngày Phòng chống stress
Ngày 5-12 ANTICOC 2g/lít nước, dùng 3 ngày, nghỉ 3 ngày Phòng bệnh ấu trùng
Ngày 10 Tri Alplucine 1g/5lít nước, dùng 3 ngày Phòng CRD và thương hàn
Ngày 20 Vitamino 1g/5lít nước cho uống 3 ngày liên tiếp Tăng lực, tăng sức đề kháng
Ngày 30 Tri Alplucine 5g/5lít nước, cho uống 3 ngày liên tiếp Phòng CRD và thương hàn

Quy trình phòng trị bệnh này được nghiên cứu và xác nhận có hiệu quả cao.

Tìm hiểu phương pháp nuôi nhiều loài gia cầm khác: Phương pháp chăn nuôi gia cầm

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết