Bệnh viêm phổi ở lợn là một bệnh do nhiều nguyên nhân. Trong đó Mycoplasma là chủ yếu gây bệnh ở mọi lứa tuổi. Bệnh xuất hiện khá phổ biến ở tất cả các nước chăn nuôi lợn trên thế giới. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Bởi lợn ốm còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết cao, chi phí điều trị lớn. Trong khi chi phí phòng bệnh và các hao tổn thức ăn tăng, giá thành sản phẩm thiếu cạnh tranh. Tại các nước chăn nuôi lợn phát triển như Mỹ, Thụy Sỹ, Hà Lan đã có các thông báo thiệt hại so suyễn lợn gây ra. Theo đó, thiệt hại là từ 4- 7% tổng doanh thu của ngành chăn nuôi lợn. Vì vậy, hiểu về bệnh viêm phổi ở lợn để có cách phòng trị hiệu quả là điều cần thiết.
Đường lây của bệnh
Bệnh viêm phổi thâm nhập vào cơ thể qua hệ thống hô hấp. Kể đến như miệng, phế quản, phế nang, thùy đỉnh và các thùy khác của phổi. Bệnh xảy ra ở heo mọi lứa tuổi. Bệnh có thể lây truyền từ lợn nái mang virus sang lợn con. Tuy nhiên truyền lây chủ yếu là giữa các con trong cùng đàn.
Phương thức lây truyền chủ yếu là qua tiếp xúc. Cũng có thể truyền lây qua không khí. Sự truyền lây thường thấy là tiếp xúc trực tiếp khi lợn con ngửi nhau.Thời gian nung bệnh thường ngắn, khoảng 12 giờ đến 3 ngày. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm trùng kế phát. Tỷ lệ chết của lợn bệnh lên tới 30% tổng đàn.
Triệu chứng bệnh
Bệnh thường có 2 thể biểu hiện là dưới cấp và mãn tính. Đi kèm các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản phổi và các biến đổi đại thể đặc trưng của phổi.
Các triệu chứng bệnh xuất hiện ở lợn con 6-10 tuần tuổi hoặc lớn hơn. Cụ thể: Ho khan vài tiếng hoặc từng cơn vào sáng sớm hay khi vận động. Ho có thể kéo dài 1-2 tháng. Mặc dù lợn vẫn ăn uống bình thường nhưng rất chậm lớn. Nhịp thở thường tăng cao, đôi khi có biểu hiện khó thở. Khi thở ngồi lên hai chân sau như kiểu chó ngồi, nhất là khi nhiễm bệnh kế phát.
Bệnh tích
Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng cao nếu có các vi sinh vật nhiễm hoặc bội nhiễm. Ngoài ra yếu tố môi trường, hệ thống sản xuất, chuồng trại, dinh dưỡng và biện pháp chăm sóc quản lý rất quan trọng. Khoảng cách giữa các ô ở chuồng ngắn, quy mô đàn và mật độ đàn cao, không đồng đều về lứa tuổi trong cùng đàn. Chúng là một số yếu tố khiến lợn bệnh lây lan nhanh và mức độ trầm trọng hơn.
Chẩn đoán bệnh cần phải phối hợp giữa quan sát lâm sàng, mổ khám và khảo sát bệnh lý giải phẫu. Tổ chức học và xét nghiệm kháng thể huỳnh quang. Lợn bị ho nhưng không sốt, ăn uống bình thường mà vẫn chậm lớn. Khi mổ khám thấy hạch phổi sưng to, có bệnh tích viêm phổi dạng gan hóa xám ở rìa thùy tim và thùy đỉnh. Lúc này có thể kết luận sơ bộ đó là viêm phổi do Mycoplasma gây ra. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh tụ huyết trùng, cúm heo và giun phổi. Hai bệnh đầu thường có sốt cao và kèm theo các triệu chứng khác.
Lưu ý cách phòng bệnh
Những kháng sinh có hiệu quả cho việc điều trị Mycoplasma là Tetracycline, Tylosin và Tiamulin. Các chế phẩm của nhóm Quynolone như Norfloxaxin, Daofloxaxin và enrofloxaxin cũng cho hiệu quả điều trị tốt. Nên phối hợp các loại kháng sinh này để điều trị bệnh viêm phổi do Mycoplasma.
Nếu điều trị sớm thì hiệu quả chữa bệnh cao. Hiệu quả của phòng bệnh viêm phổi do mycoplasma phụ thuộc nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Ví như: môi trường sạch sẽ, thông gió thường xuyên, nhiệt độ ấm, mật độ heo trong chuồng vừa phải. Trong dãy chuồng không nên nuôi lẫn lộn các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần. Hệ thống “cho lợn tất cả vào và tất cả ra” được coi là thích hợp nhất trong việc phòng chống bệnh suyễn lợn.
Các trại cung cấp giống cần sử dụng kháng sinh liên tục cho con nái từ giai đoạn cuối quá trình mang thai cho đến khi cai sữa. Cai sữa sớm và nuôi cách ly những đàn con này trong điều kiện vệ sinh và nuôi dưỡng tốt. Trong quá trình nuôi phải kiểm tra thường xuyên bằng cách mổ khám. Kiểm tra bệnh tích phổi hoặc bằng huyết thanh học. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ tạo ra đàn lợn giống không có bệnh viêm phổi do Mycoplasma gây ra.
Mời độc giả xem thêm những tin tức hữu ích trong chuyên mục:
Nguồn: Tiepthinongnghiep.com