Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

8 phút, 44 giây để đọc.

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt năng suất cao. Là một loại cây cần nhiều chất dinh dưỡng và độ màu mỡ của đất tốt; vì vậy cây vú sữa được trồng nhiều tại khu vực đồng bằng phía Bắc. Nếu kỹ thuật trồng vú sữa của bạn tốt sẽ giúp cây phát triển mạnh; cho trái to và chất lượng; từ đó gia tăng tính kinh tế của loại cây này. Là loại cây kén đất nên khi trồng vú sữa bạn cần cân nhắc để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để có thể nắm vững kiến thức trồng vú sữa thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cây vú sữa có tên khoa học là: Chrysophyllum cainito; được du nhập từ châu Mỹ vào Ấn Độ; Srilanka, Thái Lan và sau đó là Việt Nam. Các giống được trồng hiện nay tại Việt Nam là vú sữa Lò Rèn; vú sữa tím; vú sữa nâu… Để trồng vú sữa đạt năng suất cao cần lưu ý:

Thiết kế vườn trồng vú sữa

Tùy vào từng khu vực mà việc thiết kế vườn trồng vú sữa sẽ khác nhau.

Đối với khu vực đồng bằng:

– Tiến hành đào mương; tạo luống trước khi trồng. Đây là khâu rất quan trọng; đào mương sâu 1,0 – 1,5m; rộng 2-2,5m, bề mặt líp rộng 6 – 10m. Nếu trồng trên đất ruộng nên lên mô có đường kính thay đổi từ 0,8 – 1,0m; cao 0,3-0,4m tùy theo địa hình của từng nơi.

Vườn trồng vú sữa

– Đắp đê bao quanh chống ngập: Cây vú sữa không chịu ngập; và rất cần đủ ẩm để phát triển tốt trong các năm đầu tiên sau khi trồng; do đó cần phải có bờ bao và cống để chủ động việc tưới tiêu. Cao độ của đê bao phải cao hơn đỉnh lủ trung bình nhiều năm. Mặt líp hoặc mô phải cao hơn mặt nước trong mương từ 50 – 80cm.

Đối với các khu vực địa hình cao:

– Tại những khu vực có địa hình cao; bạn nên đào bồn nông, đường kính 2,0m, sâu 0,3m. Giữa bồn có mô đường kính thay đổi từ 0,8 – 1,0m; cao 0,3-0,4m tùy theo địa hình của từng nơi. Lấp đầy bồn chung quanh chân mô bằng các vật liệu hữu cơ (cỏ khô, xác bã thực vật, phân chuồng…)

Điều kiện sinh thái

Để cây có điều kiện phát triển tốt nhất; bạn nên trồng vú sữa ở khu vực có nhiệt độ 22-340C; ưa đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ; thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5; đặc biệt là nên chọn độ cao dưới 400m thích hợp nhất cho cây phát triển.

Kỹ thuật trồng 

Tán của cây vú sữa khá rộng; vì vậy khi trồng cần đảm bảo khoảng cách hàng 6m; cây cách cây 8m với mật độ khoảng 200 – 220 cây/ha. Các vùng đất cao bố trí khoảng cách 6 x 6 m/cây; theo kiểu nanh sấu với mật độ 250 – 270 cây/ha.

Kỹ thuật trồng vú sữa

Trước khi tiến hành trồng từ 15 đến 20 ngày; cần tiến hành đào hố đảm bảo độ rộng 40-50 cm; sâu 20 – 25 cm; trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20 kg phân hữu cơ; 100g DAP, 200 – 300g phân lân nung chảy; và sử dụng Confidor 100SL để điều trị và phòng bệnh mối mọt ảnh hưởng tới cây.

Yêu cầu tưới nước và cắt tỉa cành cho cây

Trong những năm đầu khi trồng cây người trồng nên tỉa bớt cành; chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng; tạo cho cây có tán tròn đều; và khống chế chiều cao không vượt quá 4 – 4,5 m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh; cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính; cắt những cành gần mặt đất để tập trung chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Cung cấp đầy đủ nước cho cây là yếu tố thiết yếu đối với cây vú sữa; nhằm đảm bảo sinh trưởng. Tưới đẫm sau thời kỳ khô hạn; tạo tác dụng ra hoa đồng loạt cho cây; và đảm bảo tỉ lệ đậu trái cao. Giai đoạn cây con: cần cung cấp đầy đủ cho cây vú sữa; tưới 3-5 lần/ tuần, 20-30 lít nước/lần/cây. Giai đoạn khi cây ra hoa và kết trái cần tưới nước thường xuyên tù 2 đến 3 lần/ tuần; để cây kết trái đều và đẹp.

Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng phát triển và cho trái có năng suất; thì cần bón phân đều xung quanh và cách gốc khoảng 2/3 đường kính tán cây. Từ khi trồng đến một năm: tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước/cây/lần/tháng. Từ 1 – 3 năm: bón tổng lượng phân/cây/năm là hỗn hợp 1 – 2 kg phân Urea + DAP + NPK (20-20-15) với tỉ lệ 1/1/1; chia đều làm 4 lần bón trong một năm; mỗi lần bón phân cách nhau 2 tháng để cây có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bón phân cho cây

Sau khi trồng vú sữa được 5 năm; thì nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra hoa; đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi; tăng dần theo tuổi cây từ 5 – 20 năm. Cần bón vôi ngay sau khi thu hoạch vụ trước từ 5 –10 kg vôi; để xử lý nấm bệnh; và nâng cao độ pH trước khi bón lần 01 khoảng 07-10 ngày. Chia đều thành 4 lần bón với các thành phần và khối lượng như sau:

  • Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa từ 20 – 40 kg phân hữu cơ hoai và sau khoảng 10 – 15 ngày sau bón 3 – 4 kg NPK (20 – 20 – 15).
  • Lần 2: Bón lúc trái có đường kính khoảng 1 cm với lượng 1-2 kg Urea + 1-2kg DAP/cây.
  • Lần 3: Bón lúc trái có đường kính khoảng 3 cm, với hỗn hợp 2-3 kg phân NPK 20-20-15 + 1-2 kg KCl/cây.
  • Lần 4: Bón trước thu hoạch 2 tháng với liều lượng 1 – 2 kg phân NPK + 1-2 kg KCl/cây.

Phòng trừ bệnh hại cho cây vú sữa

Các loại sâu ảnh hưởng tới cây

Sâu đục quả

Loại sâu đục quả này thường xuất hiện khi quả có đường kính 2cm đến khi trái chín. Phòng trừ bằng các loại thuốc như: Carbosulfan 200 e/1 + Chlorpvrifos Ethyl 400g/l (Bop 600EC); Alpha-cypcrmethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC); để phun với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện; và mức thiệt hại trái khoảng 2-3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng; để hạn chế lượng thuốc sâu còn đọng lại trên quả; ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Sâu hại quả

Sâu hại hoa

Loại sâu này thường xuất hiện khi hoa bắt đầu trổ bông. Phòng trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học khi cần thiết như: Emaraectin benzoate (Actimax 50WG); Protein Toxins (Dipel 6.4DF); Abamectin (Flutel 0.9EC); Spinosad (Success 25 SC); Bacillus thuringiensis (Biobit 32B FC); liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất thì nên sử dụng khi có bướm xuất hiện.

Rệp sáp hại quả

Loại bệnh này xuất hiện phổ biến vào mùa khô. Cần thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện rệp kịp thời; khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ bị hại còn thấp; có thể cắt bỏ các cành bị rệp; thu gom hết các lá bị bệnh để tránh lây lan. Với loại bệnh này; có thể sử dụng các loại thuốc như: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48 EC); Cypemethrin 40s/l + Profenofos 400g/l (Acotrin p 440EC); Spirotetramat (Movento 150 OD); Chlorpyrifos Ethyl 200o/l + Imidacloprid 20g/l (Fidur 220EC)

Các loại bệnh ảnh hưởng tới cây

Nấm gây thối quả

Để tránh nấm ám lên quả thì bạn cần vệ sinh vườn sạch sẽ; thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện; cần phải phun các loại thuốc như: Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP); hoặc Phosphonate (Agri- Fos 400SL); Metalaxyl (Mataxyl 500WP) nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Cần tỉa bỏ những quả bị bệnh để không làm ảnh hưởng tới các quả khác.

Bệnh thối trái vào mùa mưa

Vào mùa mưa thì quả rất hay bị thối và hỏng. Khi gặp tình trạng này cần phun các loại thuốc như: Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% (Carozale 72WP); Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)…

Các bệnh hay gặp ở vú sữa

Bệnh bồ hóng

Bệnh thường xuất hiện trên mặt lá, thân, trái. Nấm không gây hại trực tiếp; vì không hút được dinh dưỡng từ cây; nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá; làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh này thường xuất hiện mạnh vào mùa nắng; và kèm theo rệp lá.

Để hạn chế bệnh này cần tỉa cành tạo tán hợp lý; phun các loại thuốc để diệt rệp như Thiamethoxam (Actara® 25 WG); Rotenone (Dibaroten 5WP, 5SL, 5GR) kết hợp với thuốc trừ nấm như: Fosetyl-aluminium (Acaete 80WP; Agofast 80 WP; Aliette 800 WG); Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP; Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)… với liều lượng theo khuyến cáo.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết