Những điều cần biết để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao

9 phút, 45 giây để đọc.

Vừng từ xưa đến nay được biết đến là loại cây vô cùng dễ tính. Khác với những loại cây trồng khác; cây vừng được trồng rất phổ biển ở các tỉnh nước ta. Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao; do vậy loại cây này không chỉ được trồng vào vụ chính của nó; mà vừng vụ hè thu ngày càng được nhân rộng. Với chi phí đầu tư thấp; cộng với kỹ thuật canh tác vô cùng đơn giản thì mô hình trồng vừng kinh tế ngày càng được mở rộng. Vừng vụ hè thu có những điều kiện trồng rất đặc biệt khác so với những vụ mùa khác; vì vậy để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao thì bạn cần lưu ý một số điều sau.

Năng suất và diện tích trồng vừng vụ hè thu hiện nay

Năng suất trồng

Theo như kinh nghiệm trồng Lạc trước đây; thì cây vừng là loại cây trồng hàng hóa cho thu nhập cao. Đặc biệt, hiệu quả kinh tế của cây vừng cao hơn nhiều so với sản xuất lúa Hè Thu; vì lúa năng suất bình quân 5 tấn/ha; tổng thu nhập 30.000.000 đồng/ha; cây vừng đạt 1,2 tấn/ha; tổng thu nhập trên 50.000.000 đồng/ha. Như vậy, nếu so sánh với lúa Hè Thu; năng suất trồng vừng vụ hè thu cao hơn rất nhiều vào khoảng 20.000.000 đồng/ha.

Vừng vụ hè thu

Thời điểm cây vừng được trồng phổ biến nhất là 2004 – 2006; về diện tích tăng từ 2.700 ha (năm 2001) lên 3.154 ha (năm 2005). Những năm trở lại đây; diện tích vừng giảm nhiều và có xu thế chững lại; đến năm 2015, diện tích chỉ đạt 1.000ha; đặc biệt, vụ hè thu mùa 2016 này diện tích vừng chỉ đạt 300ha; theo như số liệu này thì diện tích trồng vừng vụ hè thu giảm 700 ha so với cùng kỳ năm 2015 và giảm 2.700 ha so với giai đoạn 2005.

Giá thành vừng

Vụ hè thu khi sản xuất hoa màu thì bà con nông dân luôn gặp điều kiện khô hạn; thiếu nước. Vì vậy cần bố trí cây trồng phù hợp để chống hạn và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác là rất cần thiết. Cây vừng là loại cây trồng không kén đất; có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 75 ngày); lại chịu hạn tốt. Chi phí đầu tư để trồng vừng thấp; kỹ thuật canh tác khá dễ dàng; phù hợp với những vùng đất hiếm nước. Năng suất vừng vụ hè thu đạt khá cao; khoảng 40 – 50kg /sào (500m2), mức giá thành đối với vừng vụ hè thu có thể đạt tới 40.000 – 45.000 đồng/kg.

Đối với những khu vực mà có năng suất trồng hoa màu thấp; thì bà con nên chuyển đổi sang trồng vừng ở vụ Hè Thu. Để chuyển đổi thành công bà con cần lưu ý một số khâu kỹ thuật trồng vừng như sau:

Thời gian gieo trồng vừng 

Trồng vừng vụ hè thu nên trồng trên đất cao; thoát nước tốt; tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dương lịch; thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch. Chủ yếu làm ở vụ Hè Thu; gieo trên đất màu hoặc đất lúa sau khi đã thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo; và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch; do đó để cây có điều kiện phát triển tốt thì nền gieo trồng càng sớm càng tốt.

Các loại giống vừng vụ hè thu

Có 2 loại vừng được trồng phổ biến ở vụ hè thu đó là:

  • Vừng đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả; chín muộn hơn vừng trắng, thời gian sinh trưởng 3,0-3,5 tháng; thích hợp với đất và khí hậu đồi núi.
  • Vừng trắng: Loại quả tròn, sai quả; chín sớm, thời gian sinh trưởng 2,5-3 tháng; thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.
Các giống vừng

Giống vừng V6 là giống vừng mới của Nhật đang được các tỉnh phía Bắc phát triển mạnh. Đây là giống có hàm lượng dầu cao thích hợp cho công nghiệp ép dầu. Lượng giống cần cho 1 ha: 4 – 5 kg (gieo theo hàng).

Kỹ thuật chuẩn bị đất trồng

Đất trồng vừng đạt hiệu quả cao nhất là loại đất thịt nhẹ; đất cát pha và thoát nước tốt. Vì hạt vừng rất nhỏ nên phải làm đất thật kỹ; nếu không làm đất kỹ hạt sẽ bị vùi khó nảy mầm. Đất cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ, sau đó tiến hành lên luống. Lên luống cao 15-20cm; luống rộng 1,5-2,5m, rãnh rộng 30-35cm để thoát nước tốt; mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp; thoát nước tốt thì gieo xong mới vét rãnh thoát nước; nên chia thành các luống có độ rộng từ 2,5m đến 3m để tạo độ thông thoáng; thoát nước cho cây.

Các loại phân bón cần thiết cho cây

  • Các loại phân bón cần thiết cho 1 sào vừng vụ hè thu đó là:

– Phân chuồng hoai mục 200-250 kg/sào hoặc 25 kg hữu cơ vi sinh.

– Lân super: 20- 25kg.

– Urea: 5kg.

– Kali clorua: 5kg.

– Vôi: 20kg

  • Kỹ thuật bón phân đúng cách

Trước khi cày bừa nên rắc vôi bột để chống sâu bệnh. Các loại phân chuồng, super lân và 1/2 lượng urea trộn đều; và bón lót theo rãnh gieo, lấp một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt giống. Sau khi gieo 20 ngày bón thúc với lượng phân còn lại (1/2 lượng Urea, 5 kg KCl); cần tiến hành vun xới xung quanh gốc để các loại phân bón có thể thấm sâu vào cây.

Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

Để hạt có thể nảy mầm đều; và chất lượng tốt thì trước khi gieo trồng cần phải xử lý một trong các loại thuốc sau: Copper-Zinc; Copper-B, Rovral, Benlate,… (2 gram trộn đều cho 1kg hạt). Để đảm bảo cho vừng được gieo đều; hạt giống nên trộn với cát hoặc tro bếp theo tỷ lệ 1 hạt giống/2 cát hoặc tro. Tro có tác dụng kích thích hạt nảy mầm nhanh; kiến không tha được hạt. Rắc hạt đã trộn tro; hoặc cát đều vào rãnh sau khi đã bón lót phân. Khoảng cách hàng cách hàng 30cm. Để cây nảy mầm tốt thì khi gieo hạt phải chọn đất có đủ ẩm; lấp kín hạt với lớp đất mỏng từ 1 đến 2 cm.

Chuẩn bị giống trồng

Cách chăm sóc vừng vụ hè thu đúng cách

Sau khi cầy vừng đạt độ cao khoảng 10 – 15cm; thì tỉa cây với khoảng cách 5 – 7cm, đảm bảo mật độ 50 – 70 cây/m2. Sau khi gieo 20 ngày thì bón thúc kết hợp với làm cỏ, xới xáo, vun gốc. Sau khi mưa to thì cần thoát nước kịp thời tránh thối cây; khi trời nắng cần tưới nước đều đặn 2 lần/ tuần để cung cấp đủ nước cho cây.

Các loại sâu bệnh thường gặp ở vừng vụ hè thu

Các loại sâu hại cây

Sâu khoang

Sâu khoang được xem là một loại sâu bọ ăn tạp; sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh; Sâu ăn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa; làm hỏng quả và ảnh hưởng tới chất lượng cũng như năng suất trồng. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Padan 95SP, Sherpa 25EC, Cyperan 25EC.

Sâu cuốn lá

Loại sâu này thường tập trung ở lá ngọn và lá non; và nhả tơ cuốn hai mép lá vào nhau để sinh sống; sâu ăn biểu bì làm hỏng lá; ảnh hưởng đến quang hợp của cây, làm giảm năng suất. Khi sâu ở mật độ cao; dùng một trong các loại thuốc sau để diệt trừ: Sherpa 25EC, Cyperan 25EC… Liều lượng dùng cần tham khảo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các loại sâu hại cây

Rệp hại mè

Rệp thường sống theo bầy đàn và bám nhiều vào thân cây; lá ở phần ngọn, quả non. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển; lá ngọn xoắn lại, hoa ít; quả nhỏ ảnh hưởng tới năng suất. Chất thải của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm đen cây. Khi mật độ rệp cao dùng; các loại thuốc sau để diệt trừ: Regent 800WG, Actara 25EC… Liều dùng cần vừa phải tránh sử dụng úa nhiều.

Rầy xanh

Rầy thường sống ở mặt phía dưới của lá mè; do đó rất khó để phát hiện; chích hút nhựa làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng; rìa lá bị cháy và mật số rầy cao sẽ làm cháy lá; cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây vừng. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Actara 25EC, Applaud 10 WP,… để phòng trị.

Bọ trĩ

Bọ trĩ thường xuất hiện ở mè vụ hè thu khi mà cây còn rất non (10-15 ngày sau gieo). Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ; còn non màu trắng sữa; di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non; chích hút nhựa làm lá bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển. Khi mật số cao có thể phun xịt thuốc như: Actara 25 WG, Admire 050 EC, Confidor 100SL.

Các bệnh hay gặp phải

Bệnh héo tươi

Bệnh héo tươi ở vừng xuất hiện do nấm Fusarium sesami gây ra; nấm này thường làm chết cây con. Do đó cần phải xử lý hạt giống bằng thuốc trước khi gieo; nếu trị bệnh dùng Copper-B, Alittle để trị.

Bệnh đốm phấn

Do nấm Oidium sp tấn công; bệnh lan truyền rất nhanh. Phòng trị bệnh bằng Ridomil, Anvil,…

Bệnh hại lá

Bệnh khảm

Bệnh thường gặp khi trồng vừng; do rầy xanh truyền virus gây bệnh xoắn lá. Do đó chú ý phải diệt tác nhân gây bệnh là rầy.

Thời điểm thu hoạch

Khi cây bắt đầu có 3/4 lá vàng xuất hiện, quả đã cứng; chuyển màu từ vàng xanh sang vàng thẫm; hoặc vàng nâu là thu hoạch được. Dùng liềm cắt cách gốc 10 cm; đem về ủ 1-2 hôm cho rụng hết lá rồi tãi ra sân phơi có lót màng nilon; hoặc nong nia trong 4-5 giờ, sau đó đập, sàng sẩy lấy hạt. Hạt vừng được phơi lại 1-2 nắng nữa cho khô (độ thủy phần khoảng 13%); có thể đem đi tiêu thụ ngoài thị trường hoặc mang đi bảo quản.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết