Phương pháp trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

5 phút, 36 giây để đọc.

Chăm sóc bươi da xanh hẳn không phải là điều dễ dàng để cây ra nhiều trái và đạt năng suất cao. Đối với các vùng đồng bằng nơi mà có nguồn nước ngọt đầy đủ thì việc chăm sóc bưởi da xanh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng ở các tỉnh miền trong như Bến Tre thì việc chăm sóc bưởi da xanh sẽ gặp khó khăn hơn; khi mà tình trạng hạn mặn thường xuyên xảy ra; và ảnh hưởng xấu tới chất lượng quả. Để có thể chăm sóc bưởi da xanh được tốt và có hiệu quả thì bà con có thể tham khảo những lưu ý cũng như các kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh dưới đây.

Thực trạng hạn mặn khi chăm sóc bưởi da xanh

Những năm đổ lại đây diện tích trồng cây ăn quả có múi; đặc biệt là bưởi Da Xanh tại Bến Tre phát triển khá nhanh; kể cả trên những vùng có ảnh hưởng mặn hàng năm ở mức độ nhẹ. Trong mùa khô năm 2015-2016; sản xuất nông nghiệp bị tổn thất nặng nề do thiên tai hạn-mặn; các loại cây có múi cũng bị ảnh hưởng lớn về mặt sinh trưởng, phát triển; làm giảm năng suất lẫn chất lượng do nắng hạn gay gắt; mặn kéo dài; độ mặn thường đạt ở ngưỡng khá cao khi xấp xỉ hoặc cũng có những lúc trên 4‰ xảy ra thường xuyên.

Hạn mặn khi trồng bưởi da xanh

Điều đặc biệt cần được quan tâm khi chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn; vào thời điểm bắt đầu chuyển sang mùa mưa; các biểu hiện tiêu cực về tình trạng sức khoẻ cây trồng rất phổ biến và nguy hiểm. Cây dễ bị suy yếu hoặc chết; các loại sâu, bệnh xuất hiện nhiều; cùng với tình trạng rối loạn dinh dưỡng đồng thời xuất hiện; hoặc đan xen nhau khiến cho việc chăm sóc cây trở nên khó khăn; phức tạp, tốn kém.

Chính vì vậy, việc nắm bắt bản chất sinh lý; khả năng thích ứng của các loại cây có múi; và tác động gây hại của hạn-mặn đối với loại cây trồng này để tìm ra các giải pháp chăm sóc cây một cách hiệu quả. Đây được xem là một vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách cho người trồng và các địa phương.

Biện pháp khắc phục tình trạng hạn mặn

Để có thể giảm thiểu tình trạng hạn mặn khi chăm sóc bưởi da xanh ở múc tối thiểu nhất; bà con nông dân cần phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây trồng trong; và sau hạn mặn để chủ động ứng phó. Dưới đây là những phương pháp chăm sóc bưởi da xanh trong và sau hạn mặn bà có lưu ý:

Chăm sóc bưởi da xanh trong thời gian hạn mặn

– Có thể sử dụng các vật liệu thô sơ để ủ cho gốc cây, giữ ẩm cho cây; có thể sử dụng loại lưới lan chắn sáng 80%; giúp giảm hiện tượng thoát hơi nước ở cây và giữ độ ẩm được lâu hơn.

– Kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống đê ngăn mặn; tránh để tình trạng nước mặn rò rỉ vào bên trong

– Tích cực kiểm tra nồng độ mặn có trong nước; khi có nước ngọt (độ mặn < 2‰) thì tranh thủ đưa nước vào; có thể bổ sung nước dự trữ để cung cấp đủ nước ngọt cho cây.

Chăm sóc bưởi da xanh trong hạn mặn

– Nếu như bưởi da xanh đang bắt đầu có những trái nhỏ; cần điều chỉnh sức nuôi cân đối với lượng nước dự trữ; cần thiết thì hủy một phần hay toàn bộ trái; để giảm tình trạng thiếu nước cũng như duy trì sự sống cho cây.

– Nếu như vườn cây bị xâm nhập mặn nặng; cần nhanh chóng rút nước mặn ra khỏi vườn. Hãy nhanh chóng tìm nguồn nước ngọt để tưới rửa nước mặn cho cây.

– Chú ý sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt (sử dụng năng lượng mặt trời, điện năng) sẽ tăng thêm hiệu quả sử dụng nước.

– Hạn chế và không bón phân NPK trong thời kỳ không có nước ngọt để tưới. Có thể phun phân bón lá Hydrophos-Zn; Cansi, các hoạt chất hỗ trợ khác để tăng tính chịu hạn; giảm tác hại của mặn đối với cây.

Sau thời gian bưởi da xanh bị hạn mặn

– Sau khi có mưa hoặc nước ngọt trở lại thì tiến hành kiểm tra độ mặn, pH đất.

– Sau khi tưới nước ngọt rửa mặn được từ 3 đến 5 ngày; thì tiến hành bón vôi CaO; CaCO3 khoảng 500 – 800 kg/ha; nhằm rửa phèn mặn để giảm độc chất trong đất. Sau đó, tưới rửa tiếp thêm 3 – 4 ngày; thì bón phân chứa nhiều lân như DAP liều lượng khoảng 100 – 150 kg + 5 kg super humic cho mỗi hecta. Tiếp tục tưới thêm vài ngày cho phân tan; thấm đều các dưỡng chất vào lòng đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây phục hồi.

– Khi cây bưởi có dấu hiệu bắt đầu già; thì tiến hành bón phân hữu cơ và NPK theo nhu cầu của cây với lượng vừa phải.

Chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

– Khi có nhu cầu tạo và tỉa cành cho cây; cần tiến hành khi cây đã hồi phục sau mặn; và khi thời tiết đã mát dịu trong mùa mưa. Loại bỏ bớt hoa; trái trên vườn cây bị ảnh hưởng mặn.

– Đối với vườn chuẩn bị trồng mới cần chú ý sử dụng gốc ghép chịu mặn như bưởi bòng, sảnh…

– Cần đặc biệt theo dõi và có biện pháp phòng trị kịp thời các dịch hại như bệnh thối gốc; chảy nhựa, chết ngọn, thối trái do nấm Fusarium; Phytophthora gây ra. Một số côn trùng như nhện; rệp sáp, sâu đục trái;… cũng dễ bùng phát do có điều kiện thuận lợi phát sinh, phát triển. Tùy theo từng loại sâu bệnh; mà bà con nông dân áp dụng biện pháp phòng trị phù hợp; nếu dùng thuốc phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng; để quả đạt năng suất cao cũng như an toàn cho người dùng.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Những lưu ý khắc phục hạn mặn khi trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết