Mách nhỏ bà con quy trình cải tạo ao nuôi thủy sản chất lượng, hiệu quả

8 phút, 20 giây để đọc.

Theo các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, để có một vụ thu hoạch thủy sản chất lượng và đạt năng suất. Tất cả các công tác từ giai đoạn chuẩn bị ao cho đến lúc thu hoach cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc cải tạo ao nuôi tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của thủy sản. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. Cũng như hiệu quả đầu tư của bà con vào mùa vụ. 

Mục đích của cải tạo ao là giúp cho thủy sản được nuôi có một miền đáy ao sạch. Với chất lượng nước thích hợp và ổn định. Đồng thời ngăn ngừa và hạn chế dịch bệnh phát sinh hoặc các vi sinh vật có hại khác xâm nhập và phát triển trong môi trường ao nuôi. Tìm hiểu về kỹ thuật cải tạo ao nuôi được chia sẻ sau đây để chủ động hơn giúp cho ao nuôi con giống thủy sản được chất lượng và hiệu quả hơn. 

Cải tạo ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong công tác nuôi trồng thủy sản

Trước khi bắt đầu vào vụ nuôi thủy sản, các ao đầm cần được tiến hành cải tạo nhằm có được một vụ nuôi đầy thắng lợi. Tuy nhiên hiện nay phương pháp cải tạo ao nuôi của người dân vẫn còn hạn chế.

Việc cải tạo ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản rất coi trọng. Bởi sau một vụ nuôi toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy và bờ ao. Đặc biệt là ao nuôi công nghiệp sử dụng nhiều thức ăn và các loại thức ăn phân hủy không hết sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đáy ao. Nhất là các loại thức ăn tươi sống như cá tạp dùng để nuôi cá trê lai, cá lóc.

Cải tạo ao nuôi
Cải tạo ao nuôi

Nếu không cải tạo tốt mà tiếp tục nuôi vụ tiếp theo. Ao nuôi sẽ dễ dàng phát sinh bệnh dịch. Đối với ao mới đào việc cải tạo ao cũng vô cùng quan trọng nhất là những ao ở vùng chua phèn, chiêm trũng bởi những ao này thường có pH<5. Kém màu mỡ nên không tạo thức ăn tự nhiên trong ao và môi trường không phù hợp cho cá phát triển. Do đó nếu không cải tạo tốt cá sẽ chậm lớn hoặc có thể bị chết vì đất chua phèn. Chính vì thế cải tạo ao nuôi tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Sau cùng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi trồng sau thu hoạch.

Mục đích của việc cải tạo ao nhằm tạo điều kiện tốt nhất về môi trường. Và tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho thủy sản sinh trưởng tốt trong chu kỳ sản suất mới.

Các bước cải tạo ao nuôi thủy sản hiệu quả chất lượng

Vệ sinh bước đầu và chuẩn bị ao nuôi phù hợp

Việc dọn tẩy lớp bùn đáy trong ao nuôi có thể được thực hiện bằng một trong hai cách là dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt. Trong phương pháp dọn tẩy khô, lớp bùn đáy sau khi được phơi khô sẽ được dọn bỏ bằng cơ giới hay bằng tay. Phương pháp dọn tẩy ướt được thực hiện bằng cách dùng máy bơm nước áp lực mạnh để rửa trôi lớp bùn đáy còn ướt.

Dọn tẩy ao nuôi
Dọn tẩy ao nuôi

Đối với ao mới đào: Cần tát cạn tháo rửa chua từ 1-2 lần sau đó bón vôi làm tăng pH đất. Tháo rửa 1-2 lần nữa sau đó lấy nước vào sao cho pH ổn định ở mức trên 6,5. Tiếp đến tiến hành gây màu nước bằng phân vi sinh. Lượng phân bón với ao mới đào cần bón đủ lượng sao cho màu nước luôn ổn định không bị mất màu đột ngột.

Đối với ao cũ: Tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10-20cm bùn đáy. Nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày. Đồng thời cải taọ điều kiện các yếu tố thuỷ hoá ở đáy như CO2, 02,, H2S, NH3. San phẳng đáy nhằm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu hoạch.

Đối với ao nuôi công nghiệp cần vét sạch bùn đáy và phun chế phẩm vi sinh Zeolite 1-2kg/1000m2. Giúp phân hủy chất hữu cơ, chất thải độc hại còn ngấm trong đất, đáy ao. Sau đó 2-3 ngày bón tăng lượng vôi để thúc đẩy việc phân hủy đáy ao tốt hơn.

Tiến hành bón vôi khử trùng cho ao

Sau khi dọn sạch chất thải cần cho nước vào ao để rửa trôi các mảnh vụn và hoà tan phèn ở đáy và thành ao. Lượng nước này nên để qua đêm và được kiểm tra pH trước khi tháo cạn. Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần cho tới khi pH ổn định.

Khử trùng đáy ao bằng vôi bột rắc vôi quanh bờ ao và đáy ao. Nhằm làm môi trường đáy tơi xốp, giúp động vật đáy phát triển tạo cơ sở thức ăn cho cá, giúp pH môi trường nước luôn luôn ổn định ở mức kiềm yếu. Kích thích các phiêu sinh vật làm thức ăn của cá phát triển tốt. Tăng hiệu quả của các loại phân bón, tăng hàm lượng Ion Ca có lợi cho sinh trưởng của cá.

Bón vôi khử trùng ao nuôi
Bón vôi khử trùng ao nuôi

Mặt khác bón vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh. Diệt các loại cá tạp cá dữ có hại cho cá. Lượng vôi bón tuỳ thuộc vào pH đất với ao đất thịt không chua pH ≥ 6,5 bón 5-7kg/ 100 m2. Ao đất sét, chua bón 10-15kg/ 100m2 hoặc nhiều hơn sao cho pH ổn định trên 6,5. Nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20kg/100m2 sau đó tháo nước vào tháo rửa 1-2lần.

Sau khi bón vôi xong, nếu điều kiện cho phép nên tiếp tục phơi đáy ao vài ngày cho se ráo mặt đáy ao trước khi tiến hành chuẩn bị nước để thả giống.

Phơi ao đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật

Tác dụng: dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời nguồn chất hữu cơ còn lại trong đáy ao. Như thức ăn thừa, chất thải của cá sẽ bị phân hủy thành các chất vô cơ ít gây ảnh hưởng đến ao nuôi. Giải phóng các chất độc tích tụ trong đất. Và đặc biệt người nuôi có thể tận dụng tia cực tím của ánh nắng mặt trời diệt những vi khuẩn và mầm bệnh gây hại. Phơi khô đáy ao trong 2 – 3 tuần.

Thời gian phơi ao phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Giúp đảm bảo ao có thể đạt tiêu chuẩn phơi khô. Thời gian phơi đáy tối thiểu 7 ngày. Tiêu chuẩn ao sau khi phơi: đáy ao khô, nứt chân chim.

Tiến hành cấp nước vào ao theo từng giai đoạn

Nguồn nước phải chủ động. Không bị ô nhiễm. Giàu ôxy, hàm lượng oxy hòa tan nên ở mức ≥ 4mg/ lít. Có độ pH ổn định từ 7-8. Sử dụng các chất diệt khuẩn như: Chlorine, BKC, thuốc tím… đánh quanh ao để loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, sử dụng chế phẩm vi sinh để ổn định màu nước. Tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển. Nên kiểm tra các yếu tố như pH, độ kiềm, độ mặn… trước khi thả giống.

Cấp nước vào ao
Cấp nước vào ao

Tiến hành cấp nước vào ao chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Cấp nước vào ao với mực nước 0,5-0,8 m. Sau đó đánh sát khuẩn lên ao, để 2-3 ngày sau bón phân vi sinh. Nhằm gây màu cho ao nuôi có thể đánh thêm chế phẩm sinh học. Nhằm đảm bảo màu nuôi bền vững, tiếp tục ngâm ao 3-5 ngày khi phù du phát triển tốt tiến hành thả giống.
  • Giai đoạn 2: Khi cá lớn tiến hành cấp đủ mực nước theo yêu cầu.

Xem thêm nhiều chia sẻ khác về quy trình và biện pháp nuôi thủy sản khác nhau tại Phương pháp chăm sóc thủy sản.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết