Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ấu trùng tôm đúng cách, hiệu quả

13 phút, 38 giây để đọc.

Tôm là loài thủy sản có giá trị hàm lượng dinh dưỡng cao được nhiều người sử dụng. Vì vậy, nhu cầu cung cấp tôm trên thị trường luôn được quan tâm và là một trong những lựa chọn hàng ngày trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nắm được quy tắc cung cầu cũng như lợi ích kinh tế mà nuôi tôm mang lại. Mô hình nuôi tôm được mở rộng, nhiều giống tôm mới được nhân giống, phát triển với năng suất và chất lượng tăng cao qua mỗi năm.

Một trong những vấn đề được người nông dân quan tâm là việc chăm sóc, nuôi dưỡng tôm qua từng thời kỳ phát triển của tôm. Phải làm sao để vừa giúp tôm phát triển nhanh chóng, mang lại lợi nhuận và chất lượng cao. Vừa tìm hiểu cách phòng bệnh và tiết kiệm chi phí chăm nuôi. Sau đây, quý đọc giả có thể tham khảo bài viết đề cập đến phương pháp chăm sóc tôm hiệu quả qua từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển để nắm bắt và tìm hiểu rõ hơn.

Một số yêu cầu kỹ thuật đối với việc chăm sóc và nuôi dưỡng tôm 

Trong quy trình sản xuất tôm sú giống, kỹ thuật quản lý chăm sóc bể ương ấu trùng đóng vai trò đặc biệt. Có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất.

Nuôi dưỡng tôm đúng cách
Nuôi dưỡng tôm đúng cách

Vì vậy, đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm đầy đủ và vận dụng tốt những yêu cầu kỹ thuật của quy trình đề ra như:

  • Nắm được những đặc điểm sinh học cơ bản của tôm sú cần thiết cho sản xuất giống (về hình thái các giai đoạn ấu trùng, điều kiện môi trường sống, tính ăn trong từng giai đoạn..v.v..). Kỹ thuật sử lý nguồn nước, kỹ thuật sản xuất thức ăn tự nhiên (tảo). Kỹ thuật sản xuất thức ăn chế biến. Kỹ thuật sử dụng thức ăn tươi sống (Artemia) để thực hiện quy trình một cách chặt chẽ và đồng bộ.
  • Thành thạo các thao tác kỹ thuật trong qua trình sản xuất như: Xử lý, thuần hóa và thả Nauplius, cách cho ăn, chăm sóc, vệ sinh thay nước. Kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của ấu trùng. Vận hành sản xuất kịp thời điều chỉnh một số vấn đề thường xảy ra trong quá trình nuôi.

Tôm lột vỏ theo chu kỳ sinh trưởng, hoặc lột vỏ khi có biến động môi trường. Để tôm lột vỏ đồng loạt, có thể thay một phần nước trong ao (thực chất là thay đổi nhiệt độ để kích thích tôm), dùng hóa chất kích thích lột vỏ như: Formol, saponin, vôi… (thường dùng hóa chất kích thích lột vỏ 2 lần/tháng). Tôm nhỏ khi lột vỏ sẽ cứng lại trong vòng 1- 2 giờ, tôm lớn khi lột thì vỏ sẽ cứng lại trong vòng 1-2 ngày.

Phương pháp chăm sóc tôm đúng cách và hiệu quả

Công đoạn chuẩn bị nước thả Nauplius

Trại sản xuất giống đã được chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất. Nước được cấp trước khi thả ấu trùng 1 ngày, khoảng 60% dung tích bể nuôi. Sau đó cấp thêm từ từ ở giai đọan Zoae 2 và Zoae 3.

Lưu ý mật độ thả nuôi ấu trùng

Mật độ nuôi ấu trùng được tính cho toàn bộ 100% dung dịch bể nuôi. Mật độ ấu trùng thưa sẽ dư thừa thức ăn, mật độ nuôi quá dày thỉ sẽ khó chăm sóc, chất lượng tôm giống kém. Nên nuôi với mật độ từ 90-130 ấu trùng/lít.

Ấu trùng tôm
Ấu trùng tôm

Thả đúng kỹ thuật sẽ làm tăng tỷ lệ sống của tôm. Nên thả vào lúc sáng sớm, hay chiều mát. Không nên thả vào lúc trời mưa hay điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.

Thuần hóa, xử lý và chăm nuôi ấu trùng đúng cách

Ấu trùng trước khi đưa vào thả nuôi cần được cân bằng các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối…) giữa nơi sản xuất ấu trùng và trại ương. Việc cân bằng nhiệt độ được thực hiện bằng cách ngâm cả bao đựng cả Nauplius vào bể đến khi nhiệt độ nước trong bao và trong bể nuôi bằng nhau. Nếu môi trường chênh lệch không lớn lắm có thể thả Nauplius vào thùng, chậu. Duy trì sục khí lấy nước trong bể nuôi thêm từ từ cho đến khi nhiệt độ cân bằng nhau.

Xử lý ấu trùng: Nên xử lý ấu trùng trước khi thả vào bể nuôi để ngăn ngừa mầm bệnh. Cách xử lý tắm ấu trùng trong nước có chứa formalin nồng độ 200 – 300ppm (200 – 300ml formallin/1m3nước). Trong thời gian 30 giây hoặc tắm bằng Iodphor nồng độ 0,1ppm trong 15 phút (lưu ý cách tính toán – pha nồng độ các hóa chất xử lý). Trong quá trình thuần hóa, xử lý, cần thay đổi toàn bộ nước đựng ấu trùng từ trại tôm mẹ. Mọi thao tác phải được thực hiện nhanh gọn, nhẹ nhàng. Hạn chế tối đa việc đưa ấu trùng ra khỏi môi trường nước.

Cung cấp thức ăn nuôi ấu trùng phù hợp với chế độ dinh dưỡng

Thức ăn nuôi ấu trùng gồm nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn ấu trùng khác nhau như tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến, Artemia.

Hiện nay trên thị có nhiều loại thức ăn tổng hợp dạng vi nang được dùng bổ sung thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ thức ăn tươi tự nhiên như (AP0 Frippak, No, Lansy – tảo khô) cho kết quả tốt. Đây là một nhuận lợi cho người sản xuất điều chỉnh khi thiếu thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên nên kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp khô để nuôi ấu trùng. Thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, chất lượng con giống tốt hơn.

Cung cấp thức ăn đúng cách
Cung cấp thức ăn đúng cách

Tảo tươi là thành phần thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoae 1 – Zoae 3. Và được duy trì cho đến cuối giai đoạn Mysis.

Tuy nhiên quá trình nuôi cấy tảo hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên. Bên cạnh nữa là thời gian phát triển tảo không dài dẫn việc bị tàn lụi, môi trường rất rễ bị biến động. Dẫn tới ấu trùng tôm sẽ bị yếu đi rất nhiều. Nhằm duy trì khả năng kéo dài sự phát triển của tảo, bên cạnh cung cấp khoáng chất vi lượng để ấu trùng tôm có thể phát triển một cách tốt nhất. Đem lại hiệu quả rất cao trong quá trình quản lý chất lượng nước. Duy trì thức ăn tự nhiên. Đảm bảo các nguồn dinh dưỡng vi lượng, chung lượng giúp cho ấu trùng tôm phát triển khỏe mạnh ít mắc bệnh.

Chú trọng việc quản lý bể, ao nuôi ấu trùng theo từng giai đoạn

Đòi hỏi kỹ thuật viên vận dụng lịch chăm sóc chính xác và đầu tư thời gian thích đáng để kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động sống và phát triển của ấu trùng. Thực hiện nghiêm ngặt các bước chăm sóc và có những điều chỉnh khi cần thiết.

Chăm sóc ấu trùng Nauplius

Giai đoạn ấu trùng Nauplius dinh dưỡng noãn hoàn nên chưa phảicung cấp thức ăn. Việc chăm sóc chỉ cần cấp sục khí nhẹ, đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể. Và thường xuyên quan sát khi thấy xuất hiện ấu trùng Zoae thì bắt đầu cho ăn.

Chăm sóc ấu trùng Zoae

Ở giai đoạn này, ấu trùng có tính ăn lọc liên tục. Vì vậy mật độ tảo trong bể nuôi phải được duy trì thường xuyên. Mỗi ngày cho ăn 4-5 lần tảo tươi. Tảo được cho ăn từ giai đoạn Zoae 1 tăng dần dần ở cuối Zoae 1 đến Zoae 2. Tăng tối đa ở giai đoạn Zoae 3 và giảm dần ở giai đoạn Mysis.

Trong giai đoạn Zoae 2, Zoae 3 có thể bổ sung thêm tảo khô, thức ăn tổng hợp 2-3 lần/ngày. Chú ý thường xuyên theo dõi trong bể ương lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh. Phải xi – phông ngay mỗi khi nhận thấy phân ấu trùng đã vón cục chìm xuống đáy tránh gây ô nhiễm nước nuôi trong giai đoạn này ta chỉ cần thêm nước.

Ấu trùng Mysis

Ấu trùng giai đoạn này có tập tính bắt mồi chủ động, thức ăn là động vật phù du. Hiện nay thức ăn sử dụng để nuôi ấu trùng Mysis chủ yếu là ấu trùng Artemia. Đây là thức ăn thích hợp nhất và thuận tiện cho người sử dụng. Thức ăn tổng hợp được bổ sung xen kẽ với Artemia.

Mỗi ngày cho ăn khoảng 6-8 lần (chia đều thời gian và lượng thức ăn trong 2 ngày, chú ý tính toán lượng thức ăn sao cho vừa đủ. Nếu dư thừa sẽ gây lãng phí và dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi (ấu trùng Artemia nếu dư thừa chúng sẽ tiếp tục phát triển trở thành sinh vật cạnh tranh với ấu trùng tôm về thức ăn và dưỡng khí).

Ấu trùng Mysis
Ấu trùng Mysis

Ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính bơi lội dạng treo nên dễ bị lắng đáy. Do đó phải theo dõi kỹ càng. Để kịp thời có những điều chỉnh giúp ấu trùng bơi lội đều trong nước (như dùng vòi sục khí hoặc khuấy đảo nước để nâng ấu trùng lên). Phân của ấu trùng Mysis dạng rời rạc, lơ lửng trong nước nên phải thay nước để giữ ổn định môi trường.

Thời gian biến thái của ấu trùng Mysis tùy thuộc vào nhiệt độ nước thông thường 4-6 ngày ở nhiệt độ 27 – 290C thì chuyển qua giai đoạn Postlarvae. Tính riêng ở giai đoạn này thì chúng ta lên thực quá trình ấp Artemia. Kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái. Làm cho tỷ lệ nở sẽ cao hơn rất nhiều, phòng chống các bệnh nấm, bổ xùng dinh dưỡng giúp ấu trùng tôm phát triển tốt.

Chăm sóc ấu trùng Postlarvae

Kỹ thuật chăm sóc Postlarvae tương tự như chăm sóc Mysis. Postlarvae thường bám vào thành, đáy bể và có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng sục khí để bắt mồi. Chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Vì vậy trong giai đoạn này phải cho tôm ăn thật đầy đủ, thức ăn chủ yếu là Artemia và thức ăn tổng hợp. Cũng có thể dùng thêm thức ăn chế biến như: thịt hàu, tôm bóc vỏ, trứng xay nhuyễn, hấp chín, chà qua lưới, lọc lấy phần hợp cỡ để cho ăn. Sau mỗi lần cho ăn phải kiểm tra xiphong đáy thức ăn chế biến dư thừa trong bể.

* Lưu ý: Trong giai đoạn này tôm sử dụng nhiều thức ăn nên lượng nước cần thay hằng ngày cũng phải nhiều hơn. Khi Postlarvae đạt 13-15 ngày tuổi thì có thể thu hoạch. Chuyển qua ao ương thành tôm giống hoặc thả trực tiếp để nuôi thành tôm thịt.

Đảm bảo và theo dõi chất lượng nước cung cấp

Trong quá trình sống và phát triển ấu trùng sẽ thải phân và vỏ (do lột xác) làm dơ bẩn nước nuôi. Vì vậy muốn giữ ổn định môi trường nuôi, hàng ngày phải tiến hành vệ sinh, thay nước.

Đảm bảo và theo dõi chất lượng nước cung cấp
Đảm bảo và theo dõi chất lượng nước cung cấp
  • Xiphong đáy: Giảm nhẹ sục khí, dùng ống xiphong hút ra toàn bộ đáy bể. Loại bỏ hết cặn bả, thức ăn dư thừa, vỏ và xác ấu trùng chết ra ngoài qua vợt. Hoặc ống hermet thu ấu trùng còn sống thả lại bể nuôi.
  • Thay nước: Dùng dụng cụ thay nước hút nước ra ngoài đến mức cần thay. Sau đó cấp nước mới có cùng điều kiện thủy lý, hóa vào (để tránh xảy ra sự thay đổi đột ngột về môi trường).

Phòng chống bệnh trong quá trình nuôi ấu trùng

Trong quá trình nuôi ấu trùng, do mật độ ấu trùng cao, môi trường là nước nên bệnh tật rất dễ lây lan. Do đó những biện pháp kỹ thuật đúng đắn xuyên suốt toàn bộ quy trình. Từ khâu xử lý nước, chuẩn bị bể, chuẩn bị thức ăn, quá trình vận hành chăm sóc. Được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Bởi vì nếu kiểm soát được các yếu tố môi trường và thức ăn phù hợp. Sẽ giúp ấu trùng phát triển nhanh, khỏe mạnh có khả năng kháng bệnh. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng một số loại thuốc, hóa chất để hạn chế phát triển một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh như:

  • Treflan, Malachite green có tác dụng phòng nấm.
  • Oxytertracylin có tác dụng phòng trị vi khuẩn.

Thu hoạch và vận chuyển Postlarvae theo đúng quy trình

Thu hoạch ấu trùng

Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt Postlarvae ra thùng, chậu. Tiến hành định lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu. Hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae xuất cho người ương, nuôi. Đồng thời tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất giống, hạch toán lỗ, lãi.

Thu hoạch ấu trùng
Thu hoạch ấu trùng

Phương thức vận chuyển Postlaevae

Đóng tôm vào túi nilon có nước và oxy. Đảm bảo mật độ tôm, trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường. 300 – 500 PL/lít. Với thời gian vận chuyển trên 10 giờ 500 – 800 PL/lít (với thời gian vận chuyển dưới 10 giờ). Giữ nhiệt độ trong bao khoảng 22 – 24 0C có tác dụng làm tôm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao oxy. Không ăn thịt lẫn nhau do vậy, giảm được sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Cần phải vận chuyển đúng cách để không ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản cũng như hao hụt năng suất thu hoạch được.

Xem thêm một số phương pháp nuôi dưỡng thủy sản hiệu quả tại Phương pháp chăm sóc thủy sản.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết