Bí quyết nuôi cá rô phi đơn tính đực mang lại hiệu quả kinh tế cao

13 phút, 2 giây để đọc.

Cá rô phi có nguồn gốc xuất xứ chính đến từ châu Phi. Nhưng do đặc điểm dễ thích nghi, cá rô phi đã được du nhập và nuôi phổ biến, rộng rãi ở nước ta. Từ đó mang lại nguồn thu nhập mới cho bà con nông dân. Giúp cải thiện được phần nào cuộc sống của các hộ gia đình thuần nông. Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu trong việc nuôi cá rô phi là do đặc điểm sinh sản. Cá thành thục và phát triển sớm, sinh sản tự nhiên, gần như sinh sản quanh năm. Vì vậy dễ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát được mật độ cá thả trong ao.

Hơn nữa trong quần đàn, cá cái thường tăng trưởng chậm và có kích thước nhỏ hơn so với cá đực. Đây cũng là một trong những vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng cá cũng như khó có thể chăm nuôi, quản lý một cách tốt nhất. Để khắc phục những nhược điểm trên nhằm nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Việc chủ động sản xuất và chăm nuôi cá rô phi đơn tính đực đã được nghiên cứu. Và giống cá rô phi đơn tính đực này đã được nhân giống và nuôi rộng rãi trên khắp cả nước.

Nuôi cá rô phi đơn tính đực với năng suất cao

So với cá rô phi cái, cá rô phi đực có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Như tốc độ tăng trưởng, kích cỡ thương phẩm lớn, không sinh sản nên người nuôi có thể kiểm soát mật độ nuôi trong ao… So với những phương pháp sản xuất giống hiện nay, sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai xa có nhiều ưu điểm nổi trội. Tăng tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống (đạt 81%). Tăng tỷ lệ cá rô phi đơn tính đực. Tạo ra lượng con giống phong phú cung ứng cho người nuôi thủy sản.

Cá rô phi đơn tính đực
Cá rô phi đơn tính đực

Nuôi cá rô phi đơn tính đực cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là sử dụng cá giống lai xa. Con lai có tốc độ sinh trưởng nhanh nhờ ưu thế lai. Từ đó tăng khả năng chống chịu, chịu lạnh. Cho ra tỷ lệ con lai đơn tính đực cao. Giá trị thương phẩm cao.

Thông qua việc theo dõi quá trình nuôi cá rô phi qua đông. Chủ động ương cá giống và nuôi cá thương phẩm ở một số địa phương mang lại lợi nhuận cao. Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính lai xa qua đông đã được áp dụng phổ biến rộng rãi tại các hộ bà con nông dân chăm nuôi chủ yếu giống cá này.

Phương pháp ương cá giống rô phi đơn tính đực hiệu quả

Chuẩn bị và xử lý ao ương cá giống hợp lý

Ao có diện tích thích hợp để thuận lợi cho chăm sóc, quản lý và thu hoạch cá giống. Diện tích từ 200 – 500m2. Bờ ao chắc chắn, độ sâu mực nước từ 1,2 – 1,5m. Ao thoáng gió, không cớm rợp để tạo điều kiện cho quá trình khuyếch tán ô xy và các khí khác.

Ao ương cá giống cần phải được xử lý ao trước khi thả cá giống. Cụ thể ao ương cá cần được bơm tát cạn, nạo vét lớp bùn mặt đáy ao chỉ giữ lại khoảng 15cm, sau đó bón vôi với lượng 7 – 10 kg/100m2. Vôi được trộn đều với lớp bùn, phơi ao 5 – 7 ngày. Sau đó bón các chế phẩm sinh học tạo màu nước theo hướng dẫn trên bao bì.

Thời gian và mật độ thả cá giống thích hợp

Thời vụ thả cá thích hợp là đầu tháng 10 vì lúc này nền nhiệt độ còn cao, cá sinh trưởng nhanh. Đến khi thời tiết vào rét cá đạt trên 100g/con, đủ sức chống rét qua đông. Nhu cầu diện tích ương cá giống khoảng 15-20% diện tích nuôi cá thương phẩm. Mật độ 15-30 con/m2. Nhu cầu cá giống cho 1 ha nuôi cá thương phẩm sau khi trừ tỷ lệ cá hao hụt, cá không bảo đảm tiêu chuẩn. Bảo đảm mật độ khoảng 28.000 con.

Một số lưu ý khi chăm sóc cá giống

Thả cá giống có khối lượng 2-8g/con. Cá khỏe, độ đồng đều cao, cá không bị dị tật, xây xát. Thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Thả đầu gió là nơi có hàm lượng oxy cao. Giúp cá nhanh hồi phục và phân tán nhanh. Ngâm sọt hoặc túi cá giống xuống ao đến khi cân bằng nhiệt trong túi và môi trường ao. Mở miệng túi ngay mặt nước từ từ, dùng tay té nước nhẹ nhàng để cá bơi ra ngoài.

Thả cá rô phi giống
Thả cá rô phi giống

Chế phẩm sinh học có tác dụng làm ổn định môi trường ao nuôi. Giúp phân hủy các chất hữu cơ tích tụ trong bùn, phân hủy các chất độc đồng thời tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Nguồn nước cấp vào ao không bị ô nhiễm để bảo đảm an toàn cho đàn cá còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Nước cấp được lọc qua hệ thống lưới đăng mắt nhỏ để hạn chế sự xâm nhập của tôm, cua, cá cũng như trứng và các ấu trùng của chúng. Để hạn chế cạnh tranh thức ăn và gây hại cá.

Cung cấp thức ăn cho cá theo đúng chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng: Thường sau 1 ngày thả cá mới cho ăn. Hàng ngày, cho cá ăn 3 – 4 lần, khoảng cách 2 – 3 giờ. Lượng thức ăn bằng 12 – 15% khối lượng cá giống trong ao. Sử dụng cám công nghiệp có hàm lượng đạm cao từ 35 – 40%. Nên bổ sung thức ăn siêu dinh dưỡng, vitamin tổng hợp và chất khoáng.

Thường xuyên theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Không để cá đói hoặc dư thừa thức ăn. Cấp nước, thay nước nếu môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Nên sử dụng máy phun mưa để bổ sung ôxy. Sau nuôi 10 – 15 ngày nên bổ sung chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy mùn bã hữu cơ.

Phương pháp nuôi cá rô phi đơn tính đực thương phẩm

Chọn lựa kĩ cá giống trước khi chuyển qua ao nuôi thương phẩm

Phải chọn cá khỏe mạnh, vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị sây sát, không bị bệnh. Cá sáng con, cỡ đồng đều. Màu sáng bạc, thân có từ 8-10 sọc đen sẫm, môi cá đỏ.

Chọn lựa kĩ cá giống
Chọn lựa kĩ cá giống

Cá giống sau khi nuôi ở ao ương đạt khối lượng từ 100-200g/con thì chuyển sang ao nuôi thương phẩm. Chú ý theo dõi tình hình thời tiết để chuyển cá vào ngày có nền nhiệt độ từ 200C trở lên. Trước khi kéo cá phải luyện cá, cho cá nhịn ăn 2 ngày để làm quen với môi trường khắc nghiệt và tăng tỷ lệ sống khi sang ao. Loại bỏ những con dị hình, dị tật, cá nhỏ không đạt so với mặt bằng chung.

Yêu cầu cần đáp ứng đối với ao nuôi thương phẩm

Để tiện cho quá trình chăm sóc, quản lý, ao nuôi cá thương phẩm không quá to hoặc quá nhỏ, thích hợp từ 1.000 – 5.000 m2. Bờ ao chắc chắn, độ sâu nước từ 1,5 – 2m. Vị trí ao thoáng gió, trên bờ không trồng cây ăn quả, cây có tán rộng.

Xử lý ao trước khi thả cá tương tự như ao ương cá giống. Nên bố trí ao ương cá giống gần ao nuôi thương phẩm để thuận lợi cho vận chuyển cá giống.

Tỷ lệ ghép cá rô phi và mật độ thả cá thích hợp

Nuôi cá rô phi qua đông, rô phi là chính, ghép với cá truyền thống để tận dụng các tầng nước. Nguồn thức ăn, giảm ô nhiễm nguồn nước, tăng hiệu quả kinh tế.

Nuôi ghép cá rô phi
Nuôi ghép cá rô phi

Mật độ thả: 2 con/m2, 1 sào ao nuôi Bắc Bộ 360m2 nên thả: cá rô phi khoảng 625 – 650 con, cá chép 30 – 40 con khối lượng 80 – 100g/con. Cá trắm cỏ 20 – 30 con khối lượng 500 – 700g/con, cá mè trắng khoảng 15 – 20 con, mè hoa 2 – 3 con. Cá mè có khối lượng 500 – 1.000g/con.

Theo dõi tình hình phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cá rô phi 

Định kỳ một tháng kiểm tra một lần, bắt 30 – 50 con để xác định khối lượng trung bình. Xác định khối lượng cá có trong ao.

Nếu nước ao cạn cấp bổ sung cho bảo đảm mực nước từ 1,5 – 2m bằng nguồn nước an toàn. Nước ở ao đã được xử lý, tốt nhất nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn nuôi cá. Thường xuyên theo dõi màu nước ao, nếu nước không bảo đảm tiêu chuẩn thì áp dụng biện pháp thay nước và các biện pháp kỹ thuật khác để xử lý.

Thường xuyên kiểm tra độ pH, tình trạng sức khỏe của cá nhất là hiện tượng cá nổi đầu, cá chết để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Định kỳ dùng các chế phẩm tẩy trùng ao nuôi, nguồn nước lấy vào ao phải bảo đảm an toàn không ô nhiễm. Cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để cá khỏe. Giữ gìn ao nuôi sạch, dùng các chế phẩm sinh học định kỳ xử lý ao nuôi…

Chăm sóc cá theo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để cá sinh trưởng phát triển tốt cần cung cấp thức ăn tổng hợp và thức ăn chế biến có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thức ăn tự chế biến nên phối trộn theo công thức sau: cám gạo 60%, bột ngô 20%, bột cá 20%… Nấu chín cho cá ăn. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào 8 – 9 giờ sáng và 14 – 15 giờ chiều. Không cho cá ăn muộn, khi cá thải phân mặt trời lặn thiếu ánh sáng, giảm quá trình phân hủy phân cá. Đêm tảo hô hấp làm giảm lượng oxy trong ao nuôi dẫn đến tiêu hóa thức ăn của cá chậm hơn.

Chăm sóc cá theo chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chăm sóc cá theo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nên cho cá ăn vào thời gian nhất định tạo cho cá phản xạ, rải thức ăn quanh ao để cá ăn mồi được đều. Giảm lượng thức ăn vào những ngày thời tiết thay đổi. Bổ sung các loại vitamin tổng hợp vào thức ăn để cá tăng sức đề kháng. Sau khi cho cá ăn 30 phút tiến hành kiểm tra nếu lượng thức ăn trên ao còn thừa hay đã hết để điều chỉnh cho phù hợp.

Chủ động chống rét cho cá rô phi đơn tính đực qua đông

Luôn luôn bảo đảm mực nước 1,7 – 2m, thả bèo tây 1/3 mặt ao về phía Bắc.

Sử dụng nilon trắng che kín mặt ao vào những ngày rét hại cách mặt nước khoảng 1m. Dùng rơm rạ bó thành từng bó nhỏ có đường kính 30 – 50cm ngâm chìm dưới đáy ao. Dùng vòi bơm cũ, cống xi măng… thả xuống ao làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nhiệt độ thấp.

Cho cá ăn vào những ngày có nhiệt độ trung bình 180C trở lên. Không đánh bắt vào những ngày nhiệt độ thấp dưới 180C. Sử dụng các thức ăn là cám công nghiệp, cám chuyên cho cá rô phi hoặc cám tự chế biến từ ngô, cám gạo, thóc, bột cá nhạt, đậu tương nhưng phải bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng đạm cao. Bổ sung thêm vitamin tổng hợp vào thức ăn để cá khỏe mạnh và chống rét tốt.

Quá trình thu hoạch cá rô phi đơn tính đực đúng cách

Nuôi cá rô phi thương phẩm qua đông, sau 7 – 8 tháng có thể tiến hành thu hoạch. Với trọng lượng bình quân đạt 700g/con trở lên. Cần theo dõi giá cả thị trường để thu hoạch có giá tiêu thụ cao. Tát cạn hoặc rút nước, dùng lưới kéo bắt cá.

Thu hoạch cá rô phi đơn tính đực
Thu hoạch cá rô phi đơn tính đực

Nuôi cá rô phi thương phẩm qua đông có thuận lợi nền nhiệt độ thấp nên dịch bệnh phát sinh ít, thời điểm thu hoạch không trùng với cá vụ hè nên giá bán cao, nếu bảo đảm các điều kiện: thời điểm thả cá vào đầu tháng 10, sử dụng cá giống đơn tính đực lai xa, xử lý môi trường ao tốt, có chế độ nuôi dưỡng, quản lý và phòng trừ dịch bệnh tốt, phòng chống rét cho cá, người nuôi sẽ có thu nhập cao.

Có thể áp dụng 2 phương pháp thu hoạch sau:

  • Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau.
  • Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.

Xem thêm tại Phương pháp chăm sóc thủy sản để cập nhật thêm nhiều thông tin về cách chăm nuôi nhiều giống thủy sản khác nhau.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết