Ngày nay thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Nguy cơ trâu, bò mắc bệnh rất cao. Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh. Hơn nữa, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh. Trong đó có bệnh phổ biến nhất là bệnh cước chân. Bệnh gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và sức kéo trong vụ đông – xuân. Để bảo vệ tốt đàn trâu bò sau đợt rét đậm, người chăn nuôi cần quan tâm phòng trị bệnh cước chân cho cả đàn.
Bệnh cước chân là bệnh sưng thũng chân do co thắt mao mạch ngoại vi ở chân trâu, bò. Bệnh thường phát sinh vào các tháng mùa đông rét buốt. Là lúc thời tiết lạnh ẩm kéo dài ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Bệnh không gây chết nhưng làm cho trâu bò không đi lại được, ảnh hưởng đến cày bừa, kéo xe, kéo gỗ. Bệnh có thể tiến triển thành hoại thư chân và buộc phải xử lý khẩn cấp.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh cước chân là bệnh sưng thũng chân do co thắt mao mạch ngoại vi ở chân trâu, bò. Bệnh thường phát sinh vào các tháng mùa Đông và đầu mùa Xuân. Khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài ở các tỉnh phía Bắc. Bệnh gây ra do thời tiết lạnh ẩm kéo dài. Làm cho mạng mao mạch ngoại vi ở chân các loài súc vật móng guốc chẵn co lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Thời tiết lạnh, trâu, bò phải đứng và nằm trong chuồng nuôi ẩm, ướt, lầy thụt mất vệ sinh.
Đồng thời trâu, bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh làm cho hệ thống mao mạch ở chân trâu, bò bị co lại. Nếu tiếp diễn khoảng 2 – 3 ngày hệ thống mao mạch ở chân trâu, bò bị tắc từng đám. Dẫn đến hiện tượng phù nề xung quanh móng chân, bàn chân, cổ chân, làm cho trâu bò đau đớn không đi lại được. Hiện tượng đó gọi là bệnh cước chân ở trâu, bò.
Triệu chứng lâm sàng
Khi mới mắc bệnh, chân trâu, bò sưng nhẹ làm cho con vật đi lại chậm chạp, khập khiễng. Nếu không được điều trị kịp thời, chân sẽ có biểu hiện phù nề, sưng tấy. Nhiều vết tím đỏ hoặc có vết nứt da, rỉ nước màu vàng. Nếu ấn tay vào chỗ sưng khi bỏ tay ra thấy rõ vết lõm sâu. Nguyên nhân là do hệ thống mạch máu ở vùng bàn chân đã bị tắc. Làm cho vùng da xung quanh móng và bàn chân bị hoại tử nặng.
Chân trâu, bò bị nhiễm trùng kế phát khiến cho trâu, bò không đứng dậy đi lại được. Nếu vết thương sâu làm cho trâu, bò bị què phải nằm tại chỗ. Bệnh cước chân ở trâu, bò tuy không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc cày kéo và vận chuyển. Trâu, bò giảm tăng trọng và giảm sức đề kháng, dễ gây nhiễm các bệnh kế phát. Người nuôi nên lưu ý điều này.
Khi phát hiện thấy những triệu chứng đầu tiên chân trâu bò bị sưng, phù nề bà con cần phải có biện pháp xử lý ngay. Khắc phục càng sớm càng tốt thì bệnh càng dễ điều trị và nhanh khỏi.
Những phương pháp phòng bệnh
Bệnh cước chân ở trâu, bò không phải là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh LMLM. Nhưng bệnh này có thể xảy ra hàng loạt và ảnh hưởng đến sức cày kéo, đi lại của trâu, bò. Để phòng bệnh cước chân ở trâu, bò người chăn nuôi cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Vào những ngày thời tiết giá lạnh (dưới 120C) không chăn thả trâu, bò ở ngoài trời, cần cho trâu, bò nghỉ cày kéo.
– Di chuyển đàn trâu, bò ra khỏi khu vực núi cao, dồn chúng về chỗ nuôi nhốt để dễ kiểm soát.
– Luôn giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, che chắn kín gió, giữ ấm cho gia súc và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.
– Dự trữ đủ thức ăn (rơm rạ, cỏ khô) cho trâu, bò ăn uống đầy đủ và bổ sung thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, sắn với lượng khoảng 2 kg thức ăn tinh/ngày.
– Thường xuyên quan sát đi lại của trâu, bò, nếu thấy hiện tượng như đã nêu ở phần triệu chứng cần có phương pháp điều trị kịp thời để trâu, bò nhanh bình phục.
– Dùng vật liệu giữ ấm cho gia súc như: Làm áo khoác bằng bao tải hoặc có thể nâng nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách đốt than, trấu, củi,… để sưởi ấm cho trâu, bò. Lưu ý khi đốt cần có ống khói ra ngoài để tránh trâu, bò bị ngạt.
– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn trâu, bò trước mùa mưa rét.
– Định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi trâu, bò
Điều trị bệnh cước chân ở trâu, bò
Trong trường hợp bệnh mới xuất hiện cần rửa sạch, lau khô chân trâu, bò, dùng gừng, riềng giã nhỏ, sao nóng. Sau đó cho vào túi vải rồi chườm vào chỗ sưng hoặc dùng rơm rạ, bao tải… Chà xát nhiền lần vào chỗ sưng làm cho máu tụ tan ra, mạch máu lưu thông trở lại. Mỗi ngày chườm 2 lần.
Ngoài ra, dùng cồn Methylxalixilate xoa vào chân trâu, bò sau khi đã rửa sạch, lau khô. Không để trâu bò nằm lâu một bên. Như vậy sẽ gây hoại tử phần da tiếp súc xuống nền chuồng. Nếu chân có chỗ bị vỡ, loét đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím. Sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.
Trường hợp chân có nhiều chỗ hoại tử cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử. Sau đó điều trị kháng sinh liên tục trong 5 – 7 ngày. Tiêm kháng sinh (Pen – Strep; Ampicillin…) theo liều lượng của nhà sản xuất. Tăng cường trợ sức trợ lực bằng Cafein, vitamin C, vitamin B1. Tăng cường chăm sóc, dinh dưỡng. Giữ cho trâu, bò trên nền chuồng khô ráo, sạch và ấm là được.
Trên đây là các biện pháp phòng và điều trị bệnh cước chân cho trâu, bò. Người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp trên để đảm bảo sức khỏe cho trâu, bò nhà mình trong những ngày giá rét.
Mời độc giả đón đọc những tin tức có trong chuyên mục:
Nguồn: Tiepthinongnghiep.com