Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

4 phút, 1 giây để đọc.

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh mắt… Đây là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh đậu gà. Bệnh đậu ở gà còn được gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô. Bệnh gây ra bởi virus, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém. Đôi khi không ăn, kiệt sức dần. Đây là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết. Để giúp người chăn nuôi nhận biết, cách phòng trị bệnh hiệu quả, xin nêu ra một số vấn đề sau.

Bệnh đậu ở gà là gì?

Bệnh đậu ở gà phổ biến ở gà trong giai đoạn phát triển từ 25-50 ngày tuổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là: mọc mụn “bâu” ở niêm mạc mắt, miệng. Khi mụn chín, mủ chảy ra làm loét niêm mạc. Bệnh chuyển biến xấu sẽ gây mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, kém phát triển. Nguy cơ tử vong tăng.

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà
Bệnh đậu gà xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, tuy nhiên gà con từ 1 -3 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Bệnh đậu gà gây ra trên gà mái, gà tây và một số loài gia cầm khác. Các bệnh tích trên da ở các vùng da không có lông. Và tạo màng giả ở niêm mạc của đường tiêu hóa và hô hấp trên. Bệnh tích thay đổi theo thứ tự phát triển sau: tạo đậu, túi nước, mụn mủ hay đóng vỏ. Các bệnh tích này thường thấy ở vùng đầu.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh đậu gà do virus đậu Fox virus gây nên.

Cách truyền lây

Bệnh đậu gà lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe. Lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua muỗi, ruồi là chủ yếu.

Triệu chứng gây bệnh

Theo đó, mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu. Chúng nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt. Dẫn đến không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà
Bệnh đậu ở gà có thời gian ủ bệnh từ 4 -10 ngày trước khi phát tác

Virus thường tấn công vào các niêm mạc. Lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ. Sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ.

Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm. Dần dần tróc đi để lại vết sẹo. Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà lớn mắc bệnh nhẹ hơn gà con.

Các biện pháp phòng trị bệnh

Được biết, bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị. Việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.

 – Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắcxin đậu cho gà vào lúc 7 -10 ngày tuổi. Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1 cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc. Rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 – 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 – 5 ngày kiểm tra. Nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục là gà đã có miễn dịch với bệnh. Nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 – 5 tháng tuổi.

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông xuân, có thời tiết khô do thiếu vitamin A

– Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm. Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu. Sau đó bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ Tetracyclin lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt trực tiếp.

Bệnh đậu ở gà không khó để điều trị và phòng ngừa nếu giữ vệ sinh sạch sẽ.  Và làm theo đúng các hướng dẫn phía trên. Chúc người nuôi bội thu.

Mời độc giả đón đọc những tin tức có trong chuyên mục:

Nguồn: Tiepthinongnghiep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết