Những điều cần biết về bệnh bạch lỵ trên gà con và cách phòng ngừa

4 phút, 36 giây để đọc.

Hiện nay, bệnh bạch lỵ rất dễ bắt gặp ở đàn gà con. Điều này khiến cho gà con ốm và chết. Gây giảm sút hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Người nuôi gà con không khỏi lo lắng băn khoăn không biết làm thế nào để phòng bệnh cũng như chữa trị bệnh triệt để. Cách nhận biết các triệu chứng, cách phòng bệnh hiệu quả sẽ được cung cấp trong nội dung bài viết dưới đây.

Theo đó, bệnh bạch lỵ ở gà con là một trong những bệnh thường gặp nhất. Triệu chứng của bệnh khá giống với bệnh phó thương hàn. Điều này gây ra sự nhầm lẫn, dẫn đến quá trình điều trị không đạt hiệu quả. Hơn nữa, mức độ lây lan của bệnh cũng diễn ra nhanh chóng. Cộng thêm khả năng gây ra tỷ lệ tử vong cao. Do đó, ngay từ khi gà mới nở cần phải có biện pháp phòng bệnh bạch lỵ ngay.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh bạch lỵ thường xảy ra ở gà con 1-3 tuần tuổi, mang tính truyền nhiễm nhanh. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella pullorum. Loại vi khuẩn này khó tiêu diệt ở điều kiện thường. Chúng có thể sống đến tận 3-4 tháng, ẩn nấp trong môi trường chuồng trại.  Tiêu diệt bằng cách phun các dung dịch khử trùng như biodine, bioxide, bioxept..

Bệnh bạch lỵ ( Phó thương hàn) dễ lan rộng bởi nguyên nhân gây bệnh được truyền qua phôi, thức ăn, dụng cụ, nguồn nước uống bị ô nhiễm … Các yếu tố như sau: Thời tiết nóng quá hay lạnh quá , gió lùa , chuồng ẩm ướt, trong chuồng nhiều khí độc, đàn gà để đói quá hoặc khát quá đều là những điều kiện để thúc đẩy bệnh bùng phát với tốc độ lây lan nhanh.

Những điều cần biết về bệnh bạch lỵ trên gà con và cách phòng ngừa
Bệnh bạch lỵ thường xảy ra ở gà con mới xuống chuồng

Bệnh được truyền dọc từ mẹ sang con qua trứng. Bệnh cũng được truyền ngang do tiếp xúc giữa các con gà ốm. Con khỏi ốm mang trùng và giám tiếp qua chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, ổ ấp… Mầm bệnh có thể sống trong đất một năm.

Nhận biết các triệu chứng

Gà ốm ủ rũ, kém ăn, nằm chất đống  bên dưới bóng điện. Gà con rất yếu ớt, tiêu chảy ngay từ khi mới nở. Phân trắng xanh, phân dính bết ở lông xung quanh hậu môn. Bụng to do lòng đỏ chưa được tiêu hết trong khi ấp. Gà khoẻ mạnh cũng rất dễ bị lây nhiễm từ những gà bị bệnh. Từ 14 ngày tuổi trở lên gà ốm còi cọc, lông thưa, thường hay bị què do bị viêm khớp.

Đôi khi sẽ thấy triệu chứng phù ở khớp nối xương ống chân – cổ chân. Triệu chứng đại thể điển hình là xuất hiện các nốt màu trắng xám trên một hay một vài cơ quan. Ví như tim, phổi, gan, thành của mề và ruột, phần phúc mạc. Nhiều trường hợp gan có rất nhiều điểm hoại tử nhỏ màu trắng xám.

Những điều cần biết về bệnh bạch lỵ trên gà con và cách phòng ngừa
Bệnh bạch lỵ ở gà con có tốc độ lây lan nhanh chóng và gây thiệt hại rất lớn

Một số gà con mới nở bị nhiễm S. pullorum do lây truyền ngang với các gia cầm khác. Qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Tỉ lệ bệnh và tỉ lệ chết nhiều nhất trong giai đoạn 7 đến 10 ngày tuổi sau khi nở. Gà bị nhiễm bệnh sẽ ngủ lơ mơ, suy nhược và tăng trưởng chậm. Lông xung quanh lỗ huyệt của vài con sẽ bị bết phân tiêu chảy hay kết dính lại với phân đã khô.

Bệnh tích

– Gan, lách sưng to có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.

– Phổi, tim, thành dạ dày, cơ màng bụng cũng có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.

– Màng ngoài tim dày đục chứa nhiều dịch rỉ vàng.

– Ruột viêm có các mảng trắng trên niêm mạc ruột, viêm khớp, lách sưng to, thận sung huyết đỏ.

– Dạ dày thức ăn bị cô đọng lại màu vàng. Trường hợp cấp tính, gan, lách sưng to.

– Gà con có túi noãn hoàng không tiêu, cứng, mầu nâu, thường bị viêm rốn.

– Trường hợp mãn tính bị áp xe phủ tạng (tim, phổi, màng bụng), viêm ruột tịt mãm tính thể pho mát đặc trưng (bởi phân có màu ghi chứa trong ruột).

Cách phòng bệnh

Đây là bệnh rất khó loại trừ được mầm bệnh. Khi phát hiện được bệnh ở những đàn gà giống nên loại thải những con mang trùng. Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi.

Những điều cần biết về bệnh bạch lỵ trên gà con và cách phòng ngừa
Để phòng bệnh bạch lỵ hiệu quả nhất thì các yếu tố về môi trường sống, dinh dưỡng luôn là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu

Điều trị bệnh bạch lỵ

Dùng kháng sinh: T.colivit, T. Avimycin 10, MD Acotin, Amenro…10g/50kg thể trọng. Cho gà uống liên tục 3-5 ngày. Kết hợp trợ sức cho gà bằng: Điện giải Electrolyte, B.Comlex C, Redmin cho gà uống liên tục 4 – 5 ngày.

Mời độc giả xem thêm tin tức trong chuyên mục:

Nguồn: Tiepthinongnghiep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

Chăm sóc bươi da xanh hẳn không phải là điều dễ dàng để cây ra nhiều trái và đạt năng …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khắc phục hạn mặn khi trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao

Sầu riêng được xem như một loại trái cây rất phổ biến ở khu vực miền trung đặc biệt là …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao

Vừng từ xưa đến nay được biết đến là loại cây vô cùng dễ tính. Khác với những loại cây …
Xem Chi Tiết

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết