Nhận dạng các “kẻ thù” gây hại cho dưa lưới và cách phòng tránh

5 phút, 38 giây để đọc.

Dưa lưới là loại quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Tuy nhiên, sâu bệnh luôn là mối nguy hiểm rất lớn cho sự phát triển của cây dưa lưới. Đặc biệt là vào những thời điểm cây chuẩn bị đậu quả. Các loài sâu bệnh sẽ hoành hành và làm giảm năng suất cũng như sản lượng thu hoạch. Dưới đây là một số loại “kẻ thù” hại dưa lưới mà các nhà vườn cần phải nhận dạng được biết để phòng tránh ngay lập tức và đem lại những quả dưa lưới chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.

Bọ trĩ gây hại dưa lưới

Bọ trĩ là kẻ thù đầu tiên xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ. Sau đó, loại sâu này phát triển mạnh dần khi cây lớn lên và làm cho thân, cành, lá dần dần bị xoăn lại, cứng và giòn hơn. Bọ trĩ là có màu đen, dài từ 1 – 2 mm, còn trứng bọ trĩ lại có màu trắng sữa, đến khi nở trứng thì có màu vàng nhạt. Khi quan sát sẽ thấy bọ trĩ nằm rải rác trong các mô lá, chúng hút dịch và làm cho lá cây xoăn lại. Bọ trĩ có khả năng lẩn tránh rất nhanh bằng cách giả chết rơi xuống đất hoặc trú trong chiếc lá khác

Bọ trĩ gây hại dưa lưới
Bọ trĩ gây hại dưa lưới

Biện pháp phòng trừ: Trước khi trồng cây dưa lưới, bạn nên làm thông thoáng đất. Loại trừ sâu bệnh, nhộng và trứng còn tồn tại trong đất trồng. Ngoài ra, cây bệnh, cỏ dại hoặc rơm rạ nên được loại bỏ để bọ trĩ không còn nơi cư trú. Trong mùa khô nóng, tưới đều đặn bằng cách phun sương để cho vườn dưa ẩm và mát hạn chế bọ trĩ phát triển. Những lá hoa có mật độ bọ trĩ cao cần phải ngắt bỏ ngay để tránh bị lây lan.

Bệnh chảy nhựa cây

Căn bệnh này ngoài xuất hiện ở trên thân cây còn có mặt ở lá và cuống quả. Trên thân vết bệnh lúc đầu là đốm hình bầu dục, màu xám trắng. Có kích thước 1-2 cm, vết bệnh hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt. Sau đổi thành màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài và chảy nhựa nhiều hơn. Trên đó có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm) làm cả cây có thể bị khô chết.

Nứt thân cây, chảy nhựa cây
Nứt thân cây, chảy nhựa cây

Trên lá, đốm bệnh không đều đặn và lan rộng dần, có màu nâu xám nhạt. Bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào theo những mảng hình vòng cung. Trên đó có các ổ bào tử màu đen, lá bị cháy, khô rụng. Trên cuống quả, triệu chứng bệnh giống như trên thân, có thể nứt và chảy nhựa, quả nhỏ hoặc bị rụng sớm. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển.

Biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây trồng, bón phân đạm vừa đủ. Bón phân chuồng cho cây để cúng cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học để tránh gây độc hại cho cây và quả.

Rầy mềm phá hoại lá cây

Rầy mềm cũng là một trong những cái tên cần phải diệt trừ đối với cây dưa lưới. Rệp muội có hình dạng rất nhỏ, có màu xanh đen hoặc vàng nhạt. Chúng thường xuất hiện mặt dưới lá như những đốm nhỏ li ti và tạo thành đốm lớn ở chồi. Thường xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp, trời khô và ít mưa. Chúng hút nhựa khiến cho lá vàng nhuộm, héo rũ, khô lại, cây bắt đầu sinh trưởng kém dần.

Bọ mềm hại lá
Rầy mềm phá hoại lá

Biện pháp phòng trừ: Cần phun thuốc hóa học phòng trừ rệp và các loại rầy nâu. Ngoài ra nhà nông phải dọn sạch cỏ dại và tỉa lá. Tạo ra không gian thoãng đãng cho dưa lưới sinh trưởng và phát triển.

Bệnh sương mai

Bệnh sương mai là loại bệnh trên cây dưa lưới khá thường gặp, bạn có thể dễ dàng nhận ra bệnh khi thấy các vết hình đa giác góc cạnh dưới mặt lá, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, về sau vết bệnh sẽ vỡ vụn ra ở các lá già. Bệnh này thường lan từ các lá già ở gốc, sau đó lan dần lên lá non, xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều, độ ẩm lớn.

Bệnh sương mai trên cây dưa lưới
Bệnh sương mai trên cây dưa lưới

Biện pháp phòng trừ: nên thường xuyên quan sát cây để nhanh chóng phát hiện bệnh và tránh lan rộng. Nên sử dụng các loại thuốc sinh học để tránh bệnh bị lây lan khi thấy cây có dấu hiệu chớm bệnh.

Sâu xanh ăn lá

Sâu xanh có tên khoa học là Diaphania indica, sinh ra từ loài bướm nhỏ có kích thước tầm 10mm. Bướm đẻ trứng có màu trắng nhạt, xuất hiện li ti trên những chồi lá non. Trứng lớn thành sâu non màu xanh lá cây, trên thân có 2 sọc trắng chạy dọc, nhộng màu nâu đen. Sâu bệnh hại trên dưa lưới di chuyển khá chậm. Chúng thường lẩn trốn trong những chiếc lá nên rất khó nhìn.

Sâu xanh xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho đến khi ra hoa đậu quả. Thời gian cây dưa lưới ra hoa, sâu sẽ phát triển mạnh mẽ nhất và làm giảm chất lượng đậu quả của cây trồng.

Biện pháp phòng chống: Để loại bỏ sâu bệnh, bạn có thể tìm kiếm kỹ lưỡng trên các cây để diệt sâu và nhộng. Sau khi thu hoạch, nên thu gom cây thật sạch để tránh trứng sâu còn ở trong đất. Hoặc có thể sử dụng một vài loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Abamectin để diệt sâu.

Trên đây là những loại bệnh tương đối phổ biến và cách phòng bệnh trên cây dưa lưới. Người trồng nên nghiên cứu kỹ thời gian hoạt động của các loài để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Nguồn: huucomientrung.com.vn

Xem thêm các tin khác tại Phòng bệnh cây trồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết