Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn. Có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Trong tiếng Trung nhãn hay còn được gọi là “quế viên”. Cây nhãn tương đối dễ trồng. Tuy nhiên như bao loại cây ăn quả khác, nhãn cũng là đối tượng phá hoại và là nguồn thức ăn của các loại sâu bệnh. Dưới đây là một số thông tin giúp bà con đề phòng và giải quyết các tác nhân gây bệnh trên cây nhãn. Mọi người hãy cùng JIA tham khảo và áp dụng để cây nhãn trong vườn được phát triển tốt hơn nhé!
Sâu đục gân lá cây nhãn
Hình dạng: Thành trùng máu xám nâu, kích thước sải cách khoảng 4mm. Cánh trước dài và hẹp, trên cánh có những vân màu trắng bạc. Cánh sau hình dùi có nhiều lông tơ mịn dài.
Sâu gây hại trên nhãn, vải. Hiện nay loài này ngày càng gây hại quan trọng trên nhãn ở các tỉnh ĐBSCL. Bướm cái thường đẻ trứng trên các cành, lá nhãn non. Sâu nở ra ăn phá bằng cách đục vào gân chính của lá. Làm đứt mạch nhựa của lá. Khiến lá không phát triển được hoặc bị méo mó. Triệu chứng lá bị cháy khô đầu trông rất giống lá bị bệnh. Khi các đợt lộc bị gây hại nặng ảnh hưởng đến sự phát triển bộ lá, làm giảm khả năng ra hoa hoặc trái bị rụng.
Phòng trị: Tỉa cành để các đợt ra lộc tập trung dễ kiểm soát. Phun thuốc trong giai đoạn cây ra đọt non bằng các loại thuốc như: Fenbis, Sagomycin, Cymbus, Applaud hoặc các loại thuốc gốc cúc tổng hợp khác.
Sâu đục trái
Hình thái và triệu chứng: Thành trùng là loại bướm có màu vàng. Chiều dài sãi cánh 20 –23mm, rên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Trứng có hình elip dài khoảng 2- 2,5mm. Trứng lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Ấu trùng mới nở cũng có màu trắng sữa, đầu màu nâu. Về sau chuyển thành màu trắng hơi ửng hồng.
Trên lưng mỗi đốt cơ thể có 4 chấm màu nâu nhạt. Trên các đốm có mang 1 sợi lông cứng nhỏ. Ấu trùng trải qua 5 tuổi, phát triển đầy đủ dài 17 – 20 mm. Nhộng dài khoảng 12 – 13 mm nằm trong một cái kén bằng tơ. Ban đầu có màu nâu nhạt khi sắp vũ hóa có màu nâu đậm và có thể thấy rõ các chấm đen trên cánh.
Thành trùng hoạt động vào ban đêm. Ban ngày chúng nấp ở nơi tối hoặc mặt dưới lá cây ký chủ. Cả thành trùng đực và cái đều ăn mật hoa. Trưởng thành con cái đẻ trứng trên trái, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái. Sâu có thể gây hại từ khi trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch. Nặng nhất là khi trái bắt đầu có cơm.
Phòng trị: Phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị tấn công. Có thể dùng các loại thuốc như Vovinam, Fenbis, Karate, Polytrin, Baythroid, Fenbis, Cymbush. Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảo đảm an toàn cho nguời sử dụng.
Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những trái bị nhiễm đem tiêu hủy. Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng. Dùng bẫy đèn với ánh sáng đen để bẩy trưởng thành. Ngoài ra, để giảm thiệt hại bà con có thể sử dụng bao trái.
Bọ xít phá hoại cây nhãn
Hình thái và phương thức gây hại: Thành trùng có màu nâu nhạt, cơ thể to, chiều dài thân khoảng 25-30 mm. Có dạng hình 5 cạnh, cánh trước có dạng cánh nửa cứng. Trứng dạng hình cầu, kích thước khoảng 2mm, màu nâu nhạt. Được đẻ thành từng ổ xếp cạnh nhau trên mặt lá. Ấu trùng kích thước nhỏ hơn và có màu vàng nâu. Khả năng di chuyển kém linh hoạt hơn thành trùng.
Bọ xít là đối tượng gây hại nguy hiểm trên nhãn vùng ĐBSCL. Gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây ra đọt non, rụng hoa, rụng trái, chết các cành của phát hoa. Ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sinh trưởng của cây.
Phòng trị: Tỉa cành để các đợt hoa và đọt non ra tập trung. Dùng vợt bắt bọ trưởng thành vào sáng sớm.
Trong tự nhiên có các loài thiên địch như kiến vàng, ong ký sinh. Chúng có thể tấn công trứng bọ xít. Do vậy nên tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch tự nhiên phát triển nhằm hạn chế bớt sự gây hại của bọ xít. Có thể phun các loại thuốc Vovinam, Secsaigon, Confidor, Fastac, Sherpa…với liều lượng vừa phải khi thấy số lượng bọ xít nhiều.
Rệp sáp
Hình dạng và cách gây hại: Rệp sáp gây hại trên cây nhãn có rất nhiều loài. Khả năng sinh sản của rệp sáp rất cao, con cái có thể đẻ trứng hoặc đẻ trực tiếp ra con.
Ấu trùng tuổi nhỏ ít có khả năng di chuyển. Chúng thường kết hợp với các loại kiến để phân tán sang nơi khác. Rệp sáp có thể gây hại trên các bộ phận của cây như cành, lá, hoa trái. Cả ấu trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa cây.
Trong quá trình gây hại chúng thải ra mật thu hút nấm bồ hóng đến phát triển. Làm giảm khả năng quang hợp của cây, trên trái làm giảm giá trị thương phẩm. Ngoài ra vết thương do rệp gây ra giúp các loại nấm bệnh khác dễ dàng xâm nhập vào cây.
Phòng trị: Phun nước vào tán cây để rửa trôi rệp. Nên tỉa bỏ những trái bị nhiễm ở giai đoạn đầu để tránh sự nhân mật số rệp sáp. Tìm diệt các loại kiến có hại để hạn chế sự lây lan. Hạn chế trồng xen với những cây dễ nhiễm rệp sáp như đu đủ, mãng cầu,…
Phun thuốc khi thấy mật số cao bằng các loại thuốc như: Pyrinex, Fenbis, Supracide, Pyrinex, Admire, D-C tron plus…Để tăng hiệu quả của thuốc ta có thể kết hợp các chất bám dính khi phun.
Dơi hại nhãn
Dơi ăn trái cây hay có tên khác là con ngói, con dốc. Đây là một loài động vật phá hoại trái cây, thường hại nhiều nhất trên cây nhãn. Nếu không có cách phòng chống tốt, chỉ sau một đêm có thể chúng sẽ ăn sạch cả cây nhãn.
Biện pháp phòng: Dùng lá cói hay lá dừa nước đan lại thành từng tấm. Hoặc dùng giấy vỏ bao xi măng, bao xác rắn, bao tải cũ hoặc những túi chuyên dùng bao trái cây để bao từng chùm lại khi trái sắp chín. Nên thu hái tập trung dứt điểm hết từng cây trong ngày.
Nên xử lý cho nhãn ra hoa kết trái tập trung. Như vậy sẽ giảm bớt được tác hại do dơi gây ra. Có thể dùng lưới nilon bao hết cả cây hoặc bao kín những khu vực có nhiều trái. Sau vụ thu hoạch nhãn lại cất lưới đi để vụ sau sử dụng.
Dùng ống tre trúc hay ống nước bằng nhựa cắt thành từng đoạn dài khoảng 10cm. Rồi dùng giẻ thấm dầu nhớt, cặn thuốc trừ sâu có mùi hôi nồng cho thấm vào giẻ. Nhét vào ống, rồi treo các ống này lên cây, dơi sẽ ít đến gây hại.
Trên đây là các tác nhân gây hại cho cây nhãn. Bà con có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp phòng trừ cho cây nhà mình.
Nguồn: huucomientrung.com.vn