Nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” đã là một cái tên đã trở nên gần gũi với rất nhiều người. Nhất là với những người dân của tỉnh Lâm Đồng. “Hạt ngọc” Cát Tiên đã để lại nhiều ấn tượng tốt cho cả người tiêu dùng trong suốt nhiều năm qua. “Lúa gạo Cát Tiên” là một nhãn hiệu độc quyền đã từ rất lâu. Với độ sạch và thơm ngon của gạo Cát Tiên, huyện Cát Tiên sẽ đưa ra nhiều kế hoạch mới để phát triển và đưa nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” lên một tầm cao mới hơn. Với mục tiêu đưa lúa sạch Cát Tiên thành một loại thực phẩm đáng tin cậy. Bên cạnh đó còn là một nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng. Đáp ứng được cả nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu về kinh tế.
Lúa gạo Cát Tiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ từ tháng 3/2011 và cấp lại tháng 4/2019. Thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” ngày càng khẳng định trên thị trường Việt Nam. Để lại ấn tượng tốt với khách hàng trong, ngoài nước tại Festival Lúa gạo Việt Nam. Để xây dựng và phát triển nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” sớm thành thương hiệu và có uy tín trên thị trường, huyện Cát Tiên chủ trương không chạy theo số lượng. Tập trung duy trì và phát triển diện tích sản xuất lúa hữu cơ chất lượng cao. Nhằm đưa việc sản xuất lúa Cát Tiên thành nguồn thu nhập mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đáp ứng được nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
Mô hình trồng lúa hữu cơ liên kết
Mô hình trồng liên kết để làm lúa hữu cơ tại huyện Cát Tiên được áp dụng vô cùng hiệu quả. Giúp những người nông dân được tăng thêm lợi nhuận. Dẫn chúng tôi đi trên bờ ruộng xanh mướt lúa non, ông Hà Văn Thông – 56 tuổi, thôn Sơn Hải, xã Phước Cát 2 cho biết, vụ này gia đình liên kết sản xuất gần 1,4 ha nếp 97. Tất cả đều được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ với Hợp tác xã (HTX ) Tân Hưng Phát xã Gia Viễn. Ông Thông chia sẻ: Khi liên kết làm lúa hữu cơ phải theo đúng quy trình của HTX từ xuống giống, sử dụng loại phân bón nào, sâu bệnh xử lý ra sao,… Mô hình liên kết này được quy định theo một quy trình chuẩn xác nhất.
Trung bình khi sản xuất theo mô hình trồng lúa liên kết này thì những người nông dân sẽ có lợi nhuận tăng thêm từ 3 đến 4 triệu đồng/ha. Đây cũng được xem là một con số khá nổi bật. Tương tự, ông Lê Văn Lương, thôn Tiến Thắng, xã Gia Viễn cũng trồng hơn 1 ha lúa chất lượng cao liên kết tiêu thụ với HTX Tân Hưng Phát. Quá trình canh tác, giống, vật tư do HTX cung cấp, người dân chỉ có nhiệm vụ chăm bón trên diện tích lúa theo đúng kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông và HTX hướng dẫn. Điều này giúp người nông dân vừa đỡ tốn công sức hơn, vừa mang lại lợi nhuận cao hơn.
Lợi ích của việc trồng lúa hữu cơ
Việc trồng lúa liên kết này mang lại được rất nhiều kết quả tích cực. Ông Phạm Bá Quát – Giám đốc HTX Tân Hưng Phát cho biết: Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ ở Cát Tiên không chỉ giảm được số lần phun thuốc BVTV. Mà còn giảm chi phí sản xuất và bảo đảm được sức khỏe. Đặc biệt, chi phí sản xuất thấp hơn nhiều do áp dụng chương trình quản lý dịch hại, cây trồng tổng hợp. Hay còn gọi là 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất nông nghiệp. Đó là giảm lượng giống và lượng nước tưới, giảm lượng đạm bón dư thừa, giảm thuốc BVTV,… Giúp tăng năng suất, tăng chất lượng. Tăng hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích. Vừa đảm bảo chất lượng lúa, vừa đảm bảo được tính kinh tế.
“Lúa gạo Cát Tiên” sẽ đạt được sản xuất sạch và đạt được các tiêu chuẩn cần thiết. HTX Tân Hưng Phát xã Gia Viễn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa – gạo chất lượng cao, lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, lúa hữu cơ sản xuất theo tiêu chuẩn NOP (tiêu chuẩn của Mỹ) với 125 hộ trên 126 ha. Vào năm 2020 HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ khoảng 907,2 tấn lúa. Qua đó, HTX tiêu thụ toàn bộ sản phẩm sản xuất từ chuỗi liên kết với giá cao hơn thị trường 30%. Việc này giúp tạo nên một thị trường tiêu thụ lúa ổn định. Giúp những người dân thuộc vùng quê nghèo Cát Tiên ổn định cuộc sống hơn.
Quy mô sản xuất lúa sạch Cát Tiên được mở rộng
Theo thống kê, huyện Cát Tiên có diện tích đất canh tác nông nghiệp là 13.000 ha. Diện tích canh tác cây lúa sẽ trên 4000 ha. Diện tích sản xuất tương đương trên 9000 ha. Trong đó, hơn 80% diện tích lúa chất lượng cao. Phát huy ưu thế địa lý, thổ nhưỡng phù hợp. Nhiều năm qua, Cát Tiên nỗ lực tập trung quy hoạch. Xây dựng các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, lúa giống. Bên cạnh đó còn tổ chức sản xuất đồng trà, đồng vụ. Việc trước mắt là xây dựng và phát triển nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” có uy tín trên thị trường.
Để thực hiện được mục tiêu mở rộng quy mô, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn công nghệ cao. Góp phần phát huy thương hiệu. Nhằm đưa sản xuất lúa trở thành nguồn hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng thu nhập cho người nông dân từ việc sản xuất lúa – một cây trồng truyền thống.
Quy mô trồng lúa sạch được mở rộng bằng việc xây dựng vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao. Được hình thành trên địa bàn huyện Cát Tiên giai đoạn 2018 – 2020. Kế hoạch này được định hướng đến 2025. Diện tích quy hoạch để sản xuất lúa có thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” ứng dụng công nghệ cao vào năm 2025 sẽ lên đến 1.390 ha. Đây là một con số không hề nhỏ. Thể hiện được sự quyết tâm để nâng tầm thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”.
Lượng lúa chất lượng cao được nâng cao
Chính vì việc trồng lúa sẽ được mở rộng. Nên sản lượng cũng như chất lượng lúa cũng được nâng cao. Huyện Cát Tiên đề ra mục tiêu duy trì và phát triển diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, lúa giống, lúa hữu cơ,… Tại các vùng trọng điểm lúa theo quy hoạch. Những sản phẩm lúa giống, gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ mang nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” liên kết theo chuỗi giá trị cung ứng ngày càng nhiều trên thị trường. Khi thực hiện theo kế hoạch đề ra, sản lượng lúa giống đã liên kết tiêu thụ cho các công ty giống đạt 8.840 tấn. Tăng giá trị từ 10 – 15%. Lúa giống đóng bao bì mang nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” là 3.743 tấn. Tăng giá trị từ 20 – 25%.
Việc xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP tại xã Quảng Ngãi, Gia Viễn, Nam Ninh, thị trấn Cát Tiên, thị trấn Phước Cát. Với quy mô đạt 1.397 ha/năm,… Các HTX Tân Hưng Phát, Trung Thành, Nông nghiệp và Dịch vụ Cát Tiên ký hợp đồng liên kết sản xuất thiêu thụ với các công ty như: Cổ phần Giống cây trồng Đông Nam, Giống cây trồng Quảng Bình, Giống cây trồng Nông Việt Phát… Sản lượng gạo đóng bao bì mang nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” đạt 4.160 tấn.
Những đóng góp to lớn của việc trồng lúa đối với sự phát triển kinh tế
Ông Trần Quang Trừng – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cát Tiên cho biết, sản xuất lúa gạo hiện đang đóng góp 51,99% giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện. Sản lượng lương thực tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Giúp xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế – xã hội. Đặc biệt hơn là góp phần đưa lúa gạo trở thành nông sản chủ lực của địa phương. Được đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó còn hướng đến xuất khẩu trong tương lai.
Để tiếp tục khẳng định thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”, huyện duy trì các chuỗi liên kết sản xuất với 3 mục tiêu “Vật tư dịch vụ đầu vào ổn định, chất lượng – Tiêu thụ sản phẩm nông sản ổn định – Tạo giá trị gia tăng cho người nông dân sản xuất”. Cùng với nhiệm vụ đảm bảo tăng trưởng, đóng góp cho an ninh lương thực. Cát Tiên tiếp tục duy trì diện tích sản xuất lúa ổn định. Song song đó sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng lúa gạo theo hướng bền vững.
Các định hướng để đạt được mục tiêu trên
Để đạt được những mục tiêu trên, trong nhiệm kỳ tới, huyện sẽ tập trung mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Tăng cường mời gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết theo chuỗi giá trị lúa gạo. Nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trong đó có các thị trường cao cấp. Với những định hướng đúng đắn trên, việc chạm đến mục tiêu đưa thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” lớn mạnh hơn sẽ không còn quá xa nữa.
Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại:
Nguồn: nongthonviet.com.vn