Tiến hành cải tạo và tập trung phát triển việc trồng hữu cơ tỏi Lý Sơn

8 phút, 45 giây để đọc.

Tỏi Lý Sơn từ lâu đã rất nổi tiếng với hương vị đặc trưng khác với các loại tỏi khác. Đây được xem như một loại tỏi đặc sản của nước ta. Nhờ được trồng tại huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, với thời tiết cũng như thổ nhưỡng phù hợp nên tỏi nơi đây có vị thơm và ngon rất đặc trưng. Được ưu ái về điều kiện tự nhiên để trồng tỏi, người dân nơi đây đã bắt đầu có những đổi mới trong việc trồng tỏi. Hướng đến mục tiêu nông nghiệp sạch, trồng và cho ra các sản phẩm sạch từ tỏi. Góp phần nâng cao chất lượng và khẳng định hơn vị thế cho thương hiệu tỏi Lý Sơn. Cũng như mang lại năng suất trồng trọt cao hơn. Nâng cao nguồn thu nhập hơn cho những người dân tại “Vương quốc tỏi”.

Trồng tỏi là nghề chính tại huyện đảo Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là một “Vương quốc tỏi”. Tại nơi đây, trồng tỏi được xem là một nghề đem lại thu nhập chính. Bên cạnh việc đi biển đánh cá. Chính nhờ điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng riêng biệt. Cây tỏi được trồng ở Lý Sơn có mùi hương và vị cay nồng tinh túy đặc trưng. Khác hẳn so với các loại tỏi khác. Khởi sinh từ núi lửa trăm năm. Cùng với tinh chất tỏi kết tạo từ cát biển đảo san hô, đá địa chất. Từ đây, tỏi Lý Sơn được định danh xứ “vua tỏi” hiếm nơi nào có được từ địa chất, địa tầng.

Tỏi Lý Sơn nổi danh khắp nước với hương vị thơm ngon đặc trưng
Tỏi Lý Sơn nổi danh khắp nước với hương vị thơm ngon đặc trưng

Tỏi Lý Sơn nổi tiếng và được ưa chuộng tại khắp các nơi. Với diện tích trên 330 ha đất trồng hành, tỏi. Mỗi năm huyện đảo Lý Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi khô, 3.500 tấn củ hành. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm, nhu cầu sản lượng cung ứng thị trường tăng cao. Khiến nhà nông chạy đua năng suất, sản lượng bằng mọi giá. Không ít người dân nơi đây đã sử dụng phân bón hoá học để tăng sản lượng. Hàng trăm tấn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu mỗi năm đã đổi chất vùng chuyên canh tỏi quá tải. Vụ mùa, sản lượng tăng nhưng chất lượng tỏi có nguy cơ bào mòn. Môi trường sinh thái và mạch nước ngầm ô nhiễm không có điểm dừng. Tỏi cũng trở nên không đạt đúng chất lượng.

Hướng việc trồng tỏi theo hướng mới – xanh và sạch

Trước tình hình được xem là nguy cấp như trên, các nông dân trẻ đã tạo ra hướng đi mới cho tỏi Lý Sơn. Với mong muốn khôi phục, phát triển nghề trồng tỏi theo hướng xanh, sạch. Phục vụ đời sống, du lịch trên “đảo tỏi”. Tạo nên những sản phẩm chất lượng hơn mang thương hiệu tỏi Lý Sơn.

Tiêu biểu là anh Đặng Quang Trọng, một người con của đảo Lý Sơn. Anh đã phát triển một vườn tỏi được trồng bằng phương pháp hưu cơ. Vườn tỏi này có diện tích khoảng 400 m2. Mỗi lần về quê chứng kiến người dân còn sử dụng phân bón hóa học làm sản lượng tăng. Nhưng chất lượng tỏi có nguy cơ bào mòn. Bên cạnh đó môi trường sinh thái ô nhiễm. Điều này khiến anh vô cùng trăn trở và lo lắng. Nó thúc đẩy anh tạo nên vườn tỏi hữu cơ để cải thiện tình trạng ô nhiễm.

Việc trở về quê để trồng tỏi hữu cơ đã khiến anh phải đánh đổi nhiều. Anh đã bỏ công việc ổn định ở TPHCM để trở về Lý Sơn lập nghiệp. Với mong muốn tạo nên tỏi sạch. Bảo vệ môi trường đất và nước tại hòn đảo quê hương. Khác với tỏi trồng đại trà, thời gian thu hoạch tỏi hữu cơ thường lâu hơn. Năng suất tất nhiên cũng thấp hơn. Nhưng bù lại, giá tỏi tươi thành phẩm của anh giá cao gấp vài, ba lần giá thị trường. Bởi vì tỏi sạch an toàn cho sức khỏe nên được thị trường tiếp nhận với giá cao hơn.

Phục hồi lại đất trồng tỏi

Muốn tỏi sạch thì đất trồng tỏi phải sạch. Do đó anh bắt tay vào phục hồi đất đầu tiên. Anh mua phân chuồng ủ sâu dưới đất. Thay thế cho lớp cát cỗi, đất đồi bạc màu. Phương thức canh tác tỏi hoàn toàn tự nhiên với phân hữu cơ là vật phẩm cá, rong biển, mùn rác hữu cơ từ nhà máy rác sinh hoạt. Bánh dầu được ủ cải tạo đất, xuống giống. Kết thúc vụ tỏi, chuyển qua trồng đậu phộng để cải tạo đất. Với cách cải tạo đất này, môi trường đất đã được cải thiện đáng kể.

Việc trồng tỏi sạch bằng các chất hữu cơ đang thu lại được kết quả rất khả quan
Việc trồng tỏi sạch bằng các chất hữu cơ đang thu lại được kết quả rất khả quan

Hướng đi trồng tỏi sạch này của anh Trọng rất hiệu quả và khả quan. Anh chia sẻ: “Năm nay, năng suất đạt 60-70% so với năng suất người dân làm bình thường. Giá nông sản mình bán từ 250.000-350.000 mỗi ký. Tất cả sản lượng đã được người mua đặt hết rồi”. Điều này cho thấy tỏi hữu cơ của anh Trọng trồng rất “hút hàng”.

Tương tự với anh Trọng. Anh Nguyễn Văn Nhật cũng đau đáu về thời tỏi ít phân, ít thuốc, chưa bám mùi hóa chất. Chính vì vậy anh cũng bắt tay trồng tỏi sạch sinh học. Hướng đến sản phẩm an toàn. Anh cải tạo đất bằng phân vi sinh từ rong biển. Dùng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học. Nói không với các chất hóa học. Sau hai năm thí điểm và tự điều chỉnh liệu trình trồng trọt, dinh dưỡng năng suất tỏi dần được cải thiện rất nhiều.

Trồng tỏi theo hướng sinh học an toàn

Bên cạnh những loại phân bón hữu cơ quen thuộc trên. Anh Nhật còn tự tay pha chế thuốc trừ sâu sinh học. Có nguồn gốc từ các sản phẩm thiên nhiên như ớt, gừng, tỏi theo tỉ lệ nhất định. Vườn tỏi của anh dần được cải thiện tốt hơn. Đến năm thứ ba theo đuổi ước mơ tỏi sạch, sản lượng tỏi đã được cải thiện đáng kể. Giúp anh phần nào thực hiện được giấc mơ trồng tỏi sạch.

Với điều kiện tự nhiên ban tặng nhiều thứ cho vùng đảo Lý Sơn. Theo “vua tỏi” Lý Sơn Nguyễn Văn Định, nên biết phát huy những điểm mạnh này. Đảo Lý Sơn có nguồn phân bón hữu cơ tuyệt vời từ rong biển, từ xác cá, vi sinh vật tấp vào bờ. Thế nên không lý do gì mà người dân nơi đây không tận dụng nó để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Cái cần nhất hiện nay là chính quyền sớm xác lập vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp sạch. Mở ra được hy vọng mới về tăng giá trị nông sản, nhất là tỏi tại nơi đây.

Huyện đảo Lý Sơn hướng nông dân trồng tỏi sạch

Giữ thương hiệu tỏi Lý Sơn cả về chất lẫn lượng, khuyến khích sử dụng sinh phẩm tự nhiên thay cho hóa chất đang được chính quyền khuyến khích lựa chọn. Bên cạnh đó, chính quyền cần có sự quyết liệt với những chính sách mở khuyến khích nhà đầu tư. Đồng hành cùng nhà nông tìm giải pháp trồng sinh học. Có như vậy thì giấc mơ nông nghiệp sạch mới trở thành hiện thực. Bởi chỉ một vài cá nhân theo đuổi tỏi sạch.Còn những vườn tỏi “hàng xóm” vẫn giữ nguyên việc dùng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học thì cũng không được gì. Bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều. Không tạo nên được sự đồng bộ trong việc trồng tỏi sạch.

Trong tương lai, việc trồng tỏi sạch Lý Sơn sẽ được mở rộng và đồng bộ hơn
Trong tương lai, việc trồng tỏi sạch Lý Sơn sẽ được mở rộng và đồng bộ hơn

Hướng đi mới này đang được nhiều người ủng hộ và hưởng ứng. Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch HĐND huyện đảo Lý Sơn cho rằng, sản xuất nông nghiệp sạch. Đặc biệt là tỏi hữu cơ đang là hướng đi mới. Hướng huyện đảo để Lý Sơn đến các tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Tạo nên được các sản phẩm an toàn, chất lượng. Nâng cao thương hiệu tỏi Lý Sơn.

Đưa ra giải pháp để thực hiện mục tiêu nông nghiệp sạch

Để thực hiện được ước mơ nông nghiệp sạch trên hòn đào quê hương. Huyện Lý Sơn đã đề ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể. Huyện đã yêu cầu các phòng chức năng nghiên cứu các giải pháp. Để tiến hành quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh về nông nghiệp sạch. Thu hút, kết nối các nhà đầu tư làm nông nghiệp sạch. Đồng thời, gắn việc sản xuất này với phát triển du lịch. Việc này sẽ giúp các khách du lịch được chứng kiến tận mắt quy trình trồng tỏi sạch. Tạo nên niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó còn quảng bá được các sản phẩm. Giúp địa phương thu được một phần kinh phí trong việc tổ chức du lịch.

Bà Phạm Thị Hương nhận xét về kế hoạch sắp tới như sau: “Địa phương ủng hộ việc trồng tỏi hữu cơ bởi không chỉ tăng giá trị cho chính sản phẩm đặc trưng vùng đất tỏi mà còn tăng giá trị gia tăng cho du lịch, dịch vụ. Chẳng hạn, sẽ kết hợp để khách du lịch tham quan, trải nghiệm trồng tỏi hữu cơ thì sẽ cải thiện được thu nhập của người dân nơi đây”. Như vậy nhìn chung với các phương án đã đề ra, các sản phẩm của huyện đảo Lý Sơn sắp tới sẽ được biết đến nhiều hơn. Đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân.

Cập nhật thêm các bài viết thú vị khác tại:

Nguồn: nongthonviet.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc

Hoa họ cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế …
Xem Chi Tiết

Bệnh rỉ sắt – một trong những căn bệnh phổ biến ở hoa hồng

Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng và hoa hồng cũng không ngoại lệ …
Xem Chi Tiết

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây ra tác hại không nhỏ đến cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A. Đặc biệt là giàu lycopeme tốt …
Xem Chi Tiết

Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta …
Xem Chi Tiết

Cứu chữa sản lượng khoai tây khỏi căn bệnh héo vàng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết
Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó …
Xem Chi Tiết