Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc phục tình trạng nái chậm lên giống là vấn đề hết sức thiết yếu. Nó đòi hỏi người chăn nuôi hiểu rõ đặc điểm sinh lý của heo nái. Đồng thời nắm vững kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để có kỹ năng và biện pháp can thiệp thích hợp. Cũng như nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Heo nái chậm động dục là gì?
Sau khi cai sữa lợn con, lợn nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Tỷ lệ này chiếm 85-90%. Mỗi chu kỳ lên giống của heo trung bình từ 18 – 21 ngày. Nếu 10 ngày sau khi cai sữa lợn con, lợn nái không thấy động dục, tức là chậm động dục.
Chậm động dục hay chậm lên giống là vấn đề thường hay gặp nhất trong chăn nuôi heo sinh sản. Kể cả trong chăn nuôi nông hộ hay trang trại làm tăng chi phí chăn nuôi. Hiện tượng này làm giảm lợi nhuận của người nuôi.
Nguyên nhân
- Do thay đổi tùy giống lợn, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể.
- Do bệnh sinh sản: Những bệnh nhiễm trùng đường máu hay đường sinh dục sẽ đưa đến tổn thương trên tử cung. Trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng gây chậm động dục.
- Do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.
- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, thành phần và giá trị dinh dưỡng mất cân đối, thức ăn hôi mốc, có nhiều độc tố… Nếu cho lợn ăn nhiều chất bột, chất đường hoặc thiếu đạm và vitamin A, D, E thì sẽ làm cho buồng trứng chậm của lợn nái chậm phát triển. Làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở lợn.
- Do lợn mắc bệnh sinh sản như: Những bệnh nhiễm trùng đường máu hay đường sinh dục. Bệnh tai xanh, bệnh thai gỗ… sẽ đưa đến tổn thương trên tử cung. Trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng gây chậm động dục.
- Do nuôi lợn trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động. Sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều lợn gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
- Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống lợn bị thoái hóa, chậm sinh. Lợn nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai…
Cách phòng trừ
- Phòng ngừa bằng dinh dưỡng: Cho ăn với khẩu phần thức ăn cân đối đạm, canxi và vitamin nhất là vitamin E.
- Chăm sóc quản lý: Cai sữa lợn con lúc 3-5 tuần tuổi, cho lợn nái tiếp xúc với lợn nọc từ ngày đầu cai sữa.
- Sử dụng kích dục tố, sử dụng chế phẩm PMS: Tiêm PMS trước khi cai sữa 8-10 ngày, kết quả động dục sau cai sữa là 90%. Không tiêm PMS trước cai sữa, kết quả động dục chỉ đạt 20%.
- Cai sữa lợn con 4 tuần tuổi, tiêm PMS sau cai sữa : 24 giờ, sau 4 ngày động dục; 48 giờ, sau 5 ngày động dục; 72 giờ, sau 6 ngày động dục.
Hướng dẫn cách điều trị
Tiêm 400UI eCG và 200UI hCG có kết quả 90%. Có thể tiêm eCG và estrogen để điều trị bệnh chậm động dục sau cai sữa. Hiện nay trên thị trường có lưu hành lọ ECP, sử dụng dưới dạng tiêm có kết quả tốt.
Mời độc giả xem thêm tin tức hữu ích từ chuyên mục:
Nguồn: Tiepthinongnghiep.com