Phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp ở heo do khuẩn streptococcus suis

Phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp ở heo do khuẩn streptococcus suis
5 phút, 33 giây để đọc.

Viêm khớp là nguyên nhân khiến lợn bị què. Ngoài ra còn đến từ các yếu tố như mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, chấn thương, xương hình thành không đúng hay thoái hóa,… Tuy nhiên, vi khuẩn Streptococcus suis là loài phổ biến gây nên bệnh này. Bệnh viêm khớp ở heo làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng. Nhất là gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Đồng thời bệnh làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn. Đồng thời bệnh làm cho heo tăng trọng kém, giảm số lượng heo con sau cai sữa trong đàn. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người nuôi có thể chữa trị cho heo kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ở heo

Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn Streptococcus suis, E. Coli, Staphylococcus… và Mycoplasma. Vi khuẩn Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 – 6 tuần tuổi. Bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.

Phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp ở heo do khuẩn streptococcus suis
Tỷ lệ heo chết cho bệnh viêm khớp có thể đến 50%

Streptococcus suis là liên cầu khuẩn hình con thoi, có vỏ bọc, nên tránh được thực bào. Có 35 serotyp S.suis khác nhau. Điển hình là serotyp 1 gây bệnh ở lợn sơ sinh. Serotyp 2 gây viêm màng não ở lợn lớn. Serotyp 14 gây viêm khớp.

Streptococcus suis có thể lưu trú ở amidan của gia súc khỏe. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ dễ dàng gây bệnh cho heo. Đó là khi lợn trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường, sức đề kháng giảm. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể heo con bằng đường rốn, vết thương ngoài da.

Triệu chứng của bệnh

Nhiễm Streptococcus suis gây nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, viêm màng não. Các triệu chứng dễ thấy là sốt, còi cọc. Tỷ lệ mắc bệnh từ 10- 20%, thường xảy ra ở lợn 1- 6 tuần tuổi.

Thể quá cấp tính: Heo sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu, chết rất nhanh. Lợn có biểu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiểng. Đôi khi uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc. Lợn có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy nhiều và có màu đục.

Phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp ở heo do khuẩn streptococcus suis
Nếu lợn đã biểu hiện triệu chứng thần kinh thì không chữa được, phải xử lý chôn, tiêu độ

Thể cấp tính: Heo sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương. Các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được. Điều này gây hạn chế khả năng đi lại để bú của lợn con.

Thể mãn tính: Heo còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết. Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ. Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy trong sự phát triển của các khúc xương. Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân khác cũng có thể thấy trong bệnh viêm khớp do Streptococcus suis.

Phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp ở heo do khuẩn streptococcus suis
Vi khuẩn Streptococcus suis

Phòng bệnh viêm khớp ở heo

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi.
  • Sử dụng: Vimekon (pha 100gr với 20 lít nước) hay Vime-Iodine (pha 15 – 20 ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần.
  • Hạn chế tối đa các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợn: thay đổi thức ăn, môi trường nuôi đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật, điều kiện vệ sinh thông thoáng kém… –
  • Cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên cung cấp vào thức ăn các dưỡng chất giúp cân bằng khẩu phần, hạn chế suy dinh dưỡng như: Vime – Amino: 100gr/20kg thức ăn; Vimix plus: 100gr/120 lít nước, dùng hàng ngày; Biotin H AD: 100gr/100kg thức ăn.
  • Dùng thuốc sát trùng hoặc đun sôi các dụng cụ đỡ đẻ, kìm bấm răng, cắt đuôi, thiến heo đực… Sau khi cắt cột cuống rốn cần sát trùng đầu rốn bằng cồn.
  • Nên kiểm soát thường xuyên tình trạng da heo, quan sát tình trạng chân khớp của heo con, mỗi ngày 2 lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Điều trị bệnh

Heo con mắc bệnh viêm khớp do Streptococcus suis mà được điều trị sớm sẽ rất hiệu quả. Điều trị đúng liệu trình giúp heo hồi phục tốt hơn. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau liên tục 3 – 5 ngày: Kampico: 1ml/4kg thể trọng; Procain Penicillin: 1ml/10kg thể trọng; Colamp: 1ml/10kg thể trọng. Kết hợp Ketovet: 1ml/15kg thể trọng/ngày nhằm giảm đau, hạ sốt cho lợn. Nên bổ sung tiêm Vimekat: 1ml/5kg thể trọng, lặp lại sau 4 – 5 ngày giúp tăng cường trao đổi chất giúp heo mau hồi phục sau bệnh.

Ngoài ra, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm: Penicillin + Gentamycin; hoặc Penicillin + Streptomycin; hoặc Kanamycin + Gentamycin; hoặc Pneumotic… Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung Vitamin C 5%, Vitamin B1 2,5%, Vitamin ADE, thuốc trợ tim để nâng cao sức đề kháng. Tiêm cho heo ngày 1 lần. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng thuốc giảm viêm, giảm đau khớp: Diclofenac với liều 1 ml/10 kg thể trọng/ngày.

Mời độc giả xem thêm tin tức trong chuyên mục:

Nguồn: Tiepthinongnghiep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết