Nghiên cứu quy trình chăm sóc và kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo

Nghiên cứu quy trình chăm sóc và kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo
10 phút, 14 giây để đọc.

Tuy gia cầm phổ biến ở rất nhiều nước nhưng ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều loại gia cầm đặc hữu. Trong đó gà Đông tảo được xem là giống gà đặc thù nổi tiếng bậc nhất. Nguyên nhân được cho rằng giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, vị trí nuôi dưỡng chỉ thu gọn ở một vùng nhất định. Điều này làm cho gà Đông Tảo trở thành loài gia cầm quý hiếm được ghi vào sách đỏ. Người có thu nhập tầm trung khó mà sở hữu được loại thực phẩm này trong bữa ăn. Vì quý hiếm như vậy nên giá trị của gà rất cao, mang lại nguồn thu cực khủng cho người chăn nuôi. Hiện nay, gà Đông Tảo đã được nhân giống để có thể nuôi ở nhiều địa phương hơn, nhiều hộ dân đã mua được con giống để nuôi.

Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam .Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi . Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc.

Làm lồng úp ấp cho gà Đông Tảo mới nở

Gà mới nở có sức đề kháng khá yếu cần phải che chắn và bảo vệ cẩn thận để tránh gà con bị chết non.

– Làm lồng úm cho gà mới nở chú ý giữ kín gió và không để gà bị lạnh.

– Lồng úm gà có kích thước cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Cần bao quanh kín lồng úm và đặt đèn chiếu sáng hợp lí giúp chuồng gà luôn ấm, tránh gà bị nhiễm bệnh. Lồng úm cần phải tránh được gió lùa vào để gà không nhiễm lạnh. Gà mới nở cơ thể còn yếu và lông tơ ít, nên khả năng nhiễm bệnh và chết dần cao hơn với các giống gà khác. Nên cần chú ý trong khâu làm lồng úm.

Nghiên cứu quy trình chăm sóc và kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo
Lồng úm của gà mới nở

– Trước khi cho gà mới nở vào lồng úm, lồng úm phải được xát khuẩn bằng thuốc sát khuẩn và vệ sinh chuồng sạch sẽ hơn. Việc sát khuẩn vệ sinh cũng tiêu diệt được các mầm bệnh không mong muốn.

Quy trình xây dựng chuồng trại cho gà Đông Tảo

– Dựng sào đậu cho gà ngủ. Sào đậu cần cách nền chuồng khoảng 40 -50 cm, mỗi sào cách nhau 50 cm, cách tường khoảng 25cm. Sào đậu cho gà làm từ tre hoặc nứa là tốt nhất.

– Các máng ăn và uống phải đặt xen kẽ nhau. Với máng uống có thể đặt một đường ống dẫn nước từ một bình nước khoảng 3 – 4 lít nước cho chạy nhỏ giọt xuống máng cho gà uống. Như vậy không cần phải tiếp nước quá nhiều cho gà. Chiều dài máng khoảng 10cm.

Xây dựng chuồng cho gà

– Tùy theo độ tuổi mà phân chia mật độ gà sống cùng nhau. Vì gà trưởng thành rất hoạt bát, nên bà con cần tối thiểu khoảng 1 m2 không gian cho một con gà hoạt động. Như vậy với gà trưởng thành nhốt chuồng thì khoảng 2 – 3 con với chuồng nhỏ. Nếu để quá nhiều con vào cùng một chuồng thì khả năng chúng tranh giành không gian, dẫn đến bị thương và chất lượng giảm xuống rất cao.

– Xây vách chuồng nên xây cao lên khoảng 0,5m, dùng gạch xây cho chắc chắn. Để ngăn gà không bay qua lại giữa các ô chuồng nên dựng vải nilon trên trần ô chuồng. Dựng lưới nilong lên cao khoảng 3m trở lên là tốt nhất.

Chọn gà Đông Tảo giống

Đối với bất kỳ loại gia cầm nào thì chọn giống đều chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Việc chọn gà giống con là khâu quan trọng nhất. Gà giống con thuần chủng phải được mua ở những nơi cung cấp giống đáng tin cậy. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt, hồng hào, rốn khô và khép kín.

Chọn gà giống đóng vai trò quan trọng

Cần úm chuồng ấm trước khi đón gà con về. Tại chuồng phải có nhiệt kế đo ẩm độ và nhiệt độ trong và ngoài chuồng. Chuồng úm phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mưa tạt vào chuồng gà (vì gà con rất dễ nhiễm bệnh khi lạnh do đề kháng rất yếu). Khi gà con 01 ngày tuổi cho nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn lúc 1 – 2 ngay đầu cho sạch ruột sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

Phương pháp nuôi gà Đông Tảo con thuần chủng

Gà Đông Tảo khá khó nuôi, thích hợp với việc nuôi nhốt hơn nuôi thả. Vì gà con mới nở tới lúc 3 tháng lông tơ còn ít, nên chịu lạnh rất kém . Tùy theo độ tuổi của gà mà bà con có kỹ thuật nuôi hợp lý. Từng giai đoạn được chia ra rõ ràng khi nuôi gà giống con, nên bà con cần chú ý để giúp đàn gà có thể phát triển đồng đều và khoẻ mạnh. Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi gà con cơ bản cần biết để chăm sóc gà con tốt hơn. Chăm sóc gà Đông Tảo con cần phải lược qua 4 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn gà đông tảo con mới nở

– Không nên cho thức ăn đã hư hoặc thức ăn cũ cũng phải thay bằng thức ăn mới.

– Vệ sinh lồng úm sạch sẽ, giữ nhiệt độ chiếu sáng thích hợp cho gà con để thúc đẩy ăn uống được nhiều hơn.

– Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày lẫn đêm. Lồng úm phải làm kín và không cho gió, khí lạnh lọt vào.

– Phải bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.

– Chú ý về hoạt động của gà để có nhiệt độ chiếu sáng cũng như phân bố lượng thức ăn hợp lí. Trong giai đoạn này cần quan sát kĩ để phát hiện gà ốm, gà phát triển chậm, để chăm sóc được tốt hơn.

– Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. Máng uống nước nên làm dài khoảng 10cm/ máng, xếp xen kẽ mới máng ăn. Khi máng uống nước đã dơ, hoặc là nước cũ nên thay nước mới cho chúng. Gà mới nở thường uống nhiều hơn ăn nên cần chú ý tiếp nước cho gà trong chuồng. Nếu để gà thiếu nước thì nguy cơ gà chết sẽ rất cao.

Giai đoạn con 1 tháng tuổi 

Ở giai đoạn này gà đã khá cứng cáp. Nhưng những tiêu chuẩn về nhiệt độ và thức ăn cần phải tuân thủ hoàn toàn để gà có năng lượng tăng trưởng.

– Trọng lượng khoảng 300gam – 350gam/ con gà một tháng tuổi.

– Gà con ở độ tuổi này rất hoạt bát và ăn rất nhiều, rất hay cắn và đá nhau.

– Gà con lúc này đang rụng hết lông tơ, mọc lông vũ. Bắp chân thịt đỏ dần lên.

– Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, ban ngày thì không cần. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày.

Gà còn nhỏ nên được ủ ấm kỹ

– Gà ở tuổi này lông tơ đã và đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.

– Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng thông qua thức ăn cũng như thêm thuốc bổ để gà tăng sức đề kháng. Nhất là mùa đông cần chú ý hành vi của chúng để phát hiện gà có dấu hiệu ốm kịp thời.

 Giai đoạn 2 tháng tuổi

– Giai đoạn này gà đã có thể thích ứng với ánh nắng trực tiếp. Nên thả vườn khi mặt trời lên. Kéo dài thời gian thả vườn từ từ cho gà thích ứng với môi trường. Khuôn viên thả vườn nên chia ra để gà được hoạt động cơ thể tối đa. Cho gà vào chuồng lúc buổi chiều để tránh lạnh và gió.

– Gà ở tuổi này hoàn toàn không cần phải ủ điện. Nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc trời lạnh để giữ ấm cho gà. Nên bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.

– Bắt đầu mọc lông vũ, lông tơ rụng hoàn toàn.

– Vệ sinh chuồng trại kĩ lưỡng, xịt thuốc sát khuẩn từ 2 -3 ngày một lần.

– Gà ở lứa này có trọng lượng chuẩn khoảng từ 500 – 600 gr/ con. Vì con giống đã bắt đầu phát triển nên cần phân chia lại chuồng nhốt để gà có không gian hoạt động nhiều hơn, tránh cắn và đá nhau. Gà ở nhiều lứa khác nhau nên nuôi ở những chuồng khác nhau để dễ cho ăn và quan sát.

Giai đoạn 3 tháng tuổi

– Bổ sung trong khẩu phần ăn thêm các loại ăn dặm như tấm, lúa, cám,…Ngoài miền Nam người ta thường trộn thêm rau muống hoặc rau lang xắt nhuyễn cho gà ăn để thêm chất dinh dưỡng cho việc phát triển.

– Gà lúc này đã bắt đầu có mào sụn, đỏ au rất đẹp.

– Chân gà to, phát triển, lớp vảy thịt bắt đầu có màu đỏ dần dần, cứng cáp.

– Tăng lượng thức ăn cho gà vì giai đoạn này gà ăn rất nhiều và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

– Diện tích thả vườn cần được mở rộng để gà hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể phát triển và khoẻ mạnh hơn. Thời gian thả vườn nhiều hơn và liên tục cho tới hơn 1 năm rưỡi để gà đạt chất lượng giống tốt nhất.

– Gà ở tuổi này đang phát triển thể trọng rất nhanh, gà ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ âu. Gà đang bắt đầu trổ lông mã và bặp bẹ tập gáy. Cần tập trung tăng trọng để đạt chất lượng thịt mong muốn.

Nuôi gà Đông Tảo bố mẹ thuần chủng

Giá gà Đông Tảo hiện vô cùng đắt đỏ do nhu cầu liên tục tăng nhanh tại các nhà hàng và nhu cầu nuôi cảnh. Những con gà đông tảo giống đẹp, chân khủng đang được dân chơi gà săn lùng với mức giá khủng (Có thể đến 50 triệu / con).

Gà Đông Tảo giống rất được săn lùng

Từ 160 ngày tuổi, gà Đông Tảo bắt đầu cho trứng. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Còn nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp, thì gà đẻ khoảng 100 quả/ năm. Nên chăm sóc gà mái đẻ tốt, tránh tình trạng gà béo quá. Vì đây là giống gà chân to, nên nếu thân hình gà quá mập thì sẽ khó di chuyển, và khó đẻ cũng như ấp trứng hơn. Một điều rất quan trọng nếu để gà mái bị béo lên cũng làm tăng thời gian đẻ được trứng. Khối lượng trứng: 48-55 gam/quả, to hơn với các loại trứng thông thường, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Giá trị dinh dưỡng cũng cao hơn các loại trứng khác rất nhiều.

Tìm hiểu phương pháp nuôi nhiều loài gia cầm khác: Phương pháp chăn nuôi gia cầm

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết