Bổ sung Canxi và Photpho nâng cao chất lượng trong nuôi trồng thủy sản

9 phút, 53 giây để đọc.

Nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực đang phát triển và có quy mô mở rộng trên nhiều địa bàn thuộc nước ta. Mang lại nhiều thành tựu to lớn trên thị trường thủy sản trong nước cũng như quốc tế. Để có được những thành quả như ngày hôm nay, người nông dân đã tốn nhiều công sức từ việc lựa chọn con giống, cải tạo ao nuôi đến việc chú trọng từng chút một trong suốt quá trình chăm sóc và quản lý mùa vụ thủy sản. Trong đó, thức ăn dành cho nông sản là một trong những vấn đề được bà con nông dân quan tâm và luôn có các phương pháp đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ cung cấp cho thủy sản.

Cần phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và các khoáng chất cung câp cho quá trình nuôi trồng thủy sản. Trong đó Canxi (Ca) và Photpho (P) là hai dưỡng chất quan trọng và cần thiết trong thức ăn cho thủy sản. Giúp tăng chất lượng và đảm bảo năng suất khi tiến hành thu hoạch. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp quý đọc giả hiểu rõ hơn về vai trò của hai thành phần dưỡng chất này và cách sử dụng có chất lượng, mang lại hiệu quả cao.

Vai trò của Canxi đối với thủy sản

Nếu như Ca góp phần quan trọng tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu,… thì P đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, duy trì ổn định pH trong cơ thể tôm,… Ngoài ra, cả Ca và P được xem là thành phần quan trọng góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ kitin.

Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Trong xương cá Ca chiếm tỉ lệ cao. Ở vảy cá rô phi hàm lượng Ca cũng chiếm đến 19 – 21%. Hàm lượng Ca trong một số loài cá giảm khi sinh sản và thức ăn thiếu Ca, điều này cho thấy Ca được hấp thu từ vảy cho các hoạt động sinh lí.

Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương của thủy sản
Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương của thủy sản

Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Trong xương cá Ca chiếm tỉ lệ cao. Ở vảy cá rô phi hàm lượng Ca cũng chiếm đến 19 – 21%. Hàm lượng Ca trong một số loài cá giảm khi sinh sản và thức ăn thiếu Ca, điều này cho thấy Ca được hấp thu từ vảy cho các hoạt động sinh lí. Tỉ lệ Ca:P ở vảy và xương cá là 1.5 – 2.1 và tỉ lệ Ca:P cả cơ thể là 0.7 – 1.6. ngoài vai trò cấu trúc cơ bản của xương, Ca còn tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu.

Photpho đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản

Photpho hầu như chỉ lấy từ thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là tăng trưởng chậm. Hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong xương, vỏ giảm. Ngoài ra giúp làm giảm nước và mỡ trong cơ thể và lượng P trong cơ thể thủy sản được nuôi trồng.

Tương tự như Ca, P thường tồn tại ở dạng kết hợp với hợp chất khác trong mô xương cá. Hàm lượng P trong bộ xương cá chiếm khoảng 15% và 0.2 – 0.8% trong cơ thịt cá. P có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. P là chất cấu thành hợp chất cao năng Adenosine triphosphate (ATP), Phospholipid, AND, ARN và một số coenzyme. Vì vậy P tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, điều khiển sinh sản, sinh trưởng…Phospho tham gia vào việc duy trì ổn định pH trong cơ thể ĐVTS.

Đối với động vật trên cạn, Ca được lấy từ thức ăn, tuy nhiên ở ĐVTS đặc biệt là động vật biển có khả năng hấp thu Ca từ việc uống nước hoặc hấp thu qua mang, da. Cá biển hấp thu một lượng khoáng rất lớn từ nước biển như: Ca, Na, Cl, Mg, nhưng rất ít P. Hàm lượng Ca hấp thu được ở cá biển khoảng 40 – 52% so với lượng cung cấp từ thức ăn. Trái lại cá nước ngọt hầu như không lấy được Ca từ môi trường vì chúng ít uống nước. Khi hàm lượng P trong nước biển thấp (ít hơn 0.1 mg/l) lượng P mà cá lấy được từ nước biển chỉ khoảng 1% so với lượng P lấy từ thức ăn.

Chú trọng cung cấp và sự hấp thụ Ca và P trong chăm nuôi thủy sản

Như vậy sự hấp thu Ca có thể được cá tự điều chỉnh thông qua sự gia tăng hấp thu từ môi trường nước chỉ khi nào nước quá mềm và thức ăn không cung cấp đủ Ca thì vấn đề thiếu hụt Ca mới xảy ra. Do đó, nhu cầu Ca của cá ít được chú ý, tuy nhiên cá được nuôi trong môi trường nước thật mềm lượng Ca trong thức ăn cũng cần được lưu ý vì hàm lượng Ca trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Tăng cường Ca và P trong nuôi trồng thủy sản
Tăng cường Ca và P trong nuôi trồng thủy sản

Trái ngược với Ca, P hầu như được lấy chủ yếu từ thức ăn, tỉ lệ P hấp thu từ môi trường nước rất thấp, chỉ đạt 1/40 so với Ca. Lượng P hấp thu từ môi trường nước lệ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, hàm lượng Ca trong nước và giống loài thủy sản.

Dấu hiệu thiếu P chủ yếu là giảm sinh trưởng, hiêu quả sử dụng thức ăn và khoáng trong xương, vảy, vỏ. Ngoài ra, ở cá chép còn có dấu hiệu tăng hàm lượng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu.

Nguồn cung cấp và cách sử dụng Ca và P đúng cách 

Khả năng sử dụng và hấp thu Ca phụ thuộc vào dạng và hàm lượng Ca, hàm lượng P, thành phần của thức ăn và cấu trúc hệ thống tiêu hóa của ĐVTS. Ở cá chép khi hàm lượng Ca trong thức ăn là 0.68% thì cá có thể hấp thu được 58% dạng calcium lactate, 37% dạng tribasic calcium phosphate và 27% dạng calcium carbonate. Khả năng hấp thu Ca của ĐVTS tăng khi sử dụng dạng Ca hòa tan. Khả năng hấp thu Ca sẽ giảm 20 – 34% khi hàm lượng P tăng cao trong thức ăn.

Cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng
Cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng

Nguồn cung cấp Ca chính trong thức ăn là nguyên liệu có nguồn gốc động vật như bột cá. Trong cơ thể cá, hàm lượng Ca cao nhất ở bộ khung xương (>30%) và vảy (>80%). Ca ở vảy cá là sự tích lũy Ca tạm thời và không bền. Trong cơ thịt cá hàm lượng Ca dao động từ 0.02 – 0.5% khối lượng. Ca cũng có ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng khác như Vitamin D, Mg, Zn.

Giống như Ca, hiệu quả sử dụng và hấp thu P phụ thuộc vào dạng P được sử dụng, hàm lượng Ca và loài cá. Lượng Ca trong thức ăn ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu P trong nước và thức ăn. Khả năng hấp thu P phu thuộc vào dạng của P.

Một số dạng Ca và P được sử dụng thường xuyên trong nuôi trồng thủy sản

Monophosphate Na và Monophosphate K là dạng muối khoáng được sử dụng hiệu quả nhất đối với cá chép, rô phi, cá da trơn và cá hồi. Khả năng sử dụng hỗn hợp calcium phosphate biến động rất lớn. Dạng Monobasic calcium phosphate được sử dụng hiệu quả hơn dạng dibasic và tribasic thì ít hiệu quả hơn.

Khả năng sử dụng các dạng P cũng thay đổi tùy theo loài. P trong bột cá có hiệu quả sử dụng đối với cá khoảng 40%. P torng casein và men được sử dụng rất tốt bởi cá chép, cá da trơn. Đối với P của thực vật không sử dụng hoặc hiệu quả sử dụng rất kém. P từ bột đậu nành do tồn tại chủ yếu dưới dạng acid phytic. Nên cá chỉ sử dụng được 29 – 54%.

Cần cung cấp dưỡng chất theo chế độ dinh dưỡng
Cần cung cấp dưỡng chất theo chế độ dinh dưỡng

Tỉ lệ Ca:P đã được đề nghị cho một số loài như 0.56:1.1 cho tôm hùm, 1:1 cho tôm he Nhật Bản, 1:1 hoặc 1:1.5 ở tôm sú. Mức Ca tối đa trong thức ăn tôm là 2.3%, mức P từ 1 – 2%. Ở cá, mức P được đề nghị là 0.29 – 0.8% tùy thuộc vào loài và dạng P sử dụng.

Hiện nay, thức ăn dành cho thủy sản thiếu đi một số dưỡng chất thiết yếu. Vì vậy chúng ta cần phải bổ sung photpho với hàm lượng cao hơn thức ăn chỉ chứa bột cá Thức ăn cần bổ sung đủ photpho cho nhu cầu của từng loài thủy sản. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Rút ngắn thời gian nuôi và tăng hiệu quả kinh tế.

Bảng giá trị sử dụng của các nguồn Phospho đối với tôm cá

Dạng sử dụng Cá trơn Cá chép Tôm thẻ chân trẳng
Monobasic calcium phosphate 94% 94% 46.5
Dibasic calcium phosphate 65% 46% 19.4
Tri basic calcium phosphate 13% 9.9
Mono basic potassium phosphate 68
Mono basic sodium phosphate 68.2

Truy cập tại Phương pháp chăm sóc thủy sản để tìm hiểu thêm các biện pháp nuôi dưỡng và phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết