Các bài thuốc trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò nên biết

4 phút, 47 giây để đọc.

Mỗi loài động vật nuôi sẽ có một bộ máy tiêu hoá khác nhau. Do đó các loại thức ăn dùng cho chúng cũng khác nhau. Nếu không biết cách tận dụng đặc điểm này thì sẽ không tạo ra nguồn thức ăn đa dạng cho chúng.  Điều này có thể gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa cho động vật nuôi. Bệnh viêm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa xảy ra phổ biến trên các động vật nuôi. Đặc biệt với trâu bò.

Khác với ngựa, lợn, chó, trâu bò thuộc loài nhai lại. Dạ dày trâu, bò chia làm bốn ngăn; dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiêu hóa ở trâu bò có thể do lượng thức ăn không được đảm bảo vệ sinh. Người nuôi cần nắm rõ những biện pháp phòng ngừa bệnh và một số bài thuốc điều trị bệnh đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bởi lẽ đây là một căn bệnh phổ biến trong quá trình chăn nuôi trâu bò.

Nguyên nhân bệnh viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò

Viêm nhiễm đường tiêu hóa ở trâu, bò là tình trạng hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng. Thực phẩm bẩn, nhiễm nấm là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trâu bò. Cụ thể:

  • Thức ăn có chứa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua miệng
  • Thức ăn bẩn có chứa có vi khuẩn gây bệnh
  • Thức ăn có chứa độc tố gây tiêu chảy và lâu ngày gây ra viêm ruột
  • Ăn cỏ có chứa giun sán và đem khuẩn E.coli vào đường ruột
  • Nước uống ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hóa ở trâu bò
Các bài thuốc trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò nên biết
Viêm đường tiêu hóa ở trâu bò là tình trạng hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng

Triệu chứng

Trâu, bò nhiễm bệnh thường sốt cao, tiêu chảy dữ dội, phân lỏng như nước, màu đen, thối khắm, có khi lẫn cả máu tươi, màng giả, dịch nhày. Chúng ỉa nhiều lần trong ngày. Gây mất nước nghiêm trọng và rối loạn chất điện giải.

Trâu bò bị bệnh trông buồn bã, lo lắng, chậm chạp, chán ăn, bỏ ăn và nôn ói, mệt nhọc, khát nước, hốc hác, gầy rộc, run rẩy…. Hậu môn bết phân hôi thối. Đây là dấu hiệu của đường ruột bị tổn thương, mà ở đây là viêm ruột, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ bị chết sau 5 – 7 ngày.

Một số bài thuốc điều trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò

Cách trị tiêu chảy kèm đau bụng

Bài 1: Vỏ quả măng cụt khô: 60g; hạt mùi: 5g; hạt thì là: 5g; nước: 1.200ml. Cho tất cả các vị vào xoong nhôm, siêu bằng đất nung, siêu sắc thuốc bằng điện. Đun sôi cho cạn còn chừng 600ml. Cho trâu, bò uống, ngày 2 lần, mỗi lần 200-300ml (tuỳ con vật lớn hay nhỏ).

Các bài thuốc trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò nên biết
Trâu bò có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn và nôn ói là dấu hiệu của đường ruột bị tổn thương

Bài 2: Vỏ quả măng cụt: 10 vỏ. Cho nước ngập vỏ măng cụt, đun sôi 15 phút. Ngày uống 5-10 chén to (mỗi chén 50 ml).

Bài 3: Ngũ bội tử: Liều 0,5-1g. Cho nước ngập và đun sôi, cô đặc, cho uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần. Hoặc 0,5-1g ngũ bội tử tán nhỏ thành bột, boà nước và cho uống. Hoặc ngũ bội tử tán thành bột, thêm hồ vào để viên thành viên bằng hạt đậu xanh cho uống. Ngày uống 15-30 viên.

Cách trị tiêu chảy kèm nôn

Hồ tiêu: 100g; bán hạ: 100g. Hai thứ trên tán nhỏ, dùng nước gừng viên bằng hạt đậu. Ngày uống 15 -30 viên. Dùng nước gừng chiêu thuốc. Chữa lị có sốt, đau bụng, nôn mửa, ăn không tiêu.

Ô dược: 4g; hương phụ: 4g; nước: 1.000ml. Sắc và cô đặc còn 300-500 ml. Cho uống trong ngày/1-2 lần. Ngày 2 lần. Chữa tiêu chảy mất nước, đau bụng.

Các bài thuốc trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò nên biết
Tiêu chảy là triệu chứng rõ nhất ở bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trâu bò

Bài 1: Gừng sấy khô, tán nhỏ: 50g: nước cơm trộn vừa đủ làm thành bột nhão. Ngày cho trâu, bò uống 10-20g, chiêu bằng nước cơm hay cháo.

Bài 2: lá ổi non, búp ổi 15-20g, phối hợp với lá chè: 10g; củ gừng tươi 5g và nước 1.200ml. Rửa sạch đun sôi, cô đặc còn 500-600ml cho uống 1-2 lần. Ngày uống 2 lần.

Trị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối khắm

Hoàng đằng: 500g; bột cỏ sữa lá nhỏ: 500g: nước sạch 1.000ml. Đun sôi cô đặc còn 300ml, chắt lấy nước. Thêm đường glucoza và cho trâu bò uống với liều 1ml/kg trọng lượng. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.

Trên đây là một số kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa ở trâu, bò. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người nuôi có được những kiến thức bổ ích trong việc chăn nuôi và phòng ngừa bệnh này. Ngoài ra độc giả có thể tìm kiếm thêm những thông tin hữu ích khác tại chuyên mục:

Nguồn: Tiepthinongnghiep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết