Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị cần nắm vững

Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị
6 phút, 59 giây để đọc.

Bệnh bại huyết ở gia cầm hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng huyết. Đây là một dạng  truyền nhiễm cấp tính gây viêm thanh dịch. Bệnh lây lan rộng trên đàn gia cầm nuôi. Khi mắc bệnh, vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Nguy hiểm hơn là viêm màng não mủ dẫn đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác. Cuối cùng gia cầm chết nhanh chóng. Để giảm thiểu tổn thất, người nuôi nên nắm bắt được các biện pháp điều trị và xử lý kịp thời.

Bệnh gặp ở nhiều loại gia cầm khác nhau như vịt, ngan, ngỗng, gà tây. Các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh. Bệnh thường nhầm lẫn với bệnh viêm gan do virus, tụ huyết trùng, cúm và các trường hợp nhiễm độc cấp tính khác.

Đặc điểm của bệnh bại huyết

Do trực khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%.

Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị
Vịt mắc bệnh nhiễm trùng huyết sẽ có gan sưng to, màng gan viêm, phủ lớp dịch nhầy

Đôi khi trong cùng một đàn gia cầm có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau. Do đó việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Cho nên, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là điều quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh.

Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe. Đường lây do vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp. Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống lây qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da. Đặc biệt là trên bàn chân.

Nhận biết các triệu chứng

Vịt, ngan ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng vịt, ngan con từ 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Vịt, ngan nhỏ hơn 5 tuần tuổi thường chết trong 1- 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Thời gian nung bệnh thường từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50 %, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn.

Khi vịt, ngan bị nhiễm bại huyết thường có các biểu hiện dễ nhận biết. Cụ thể:

  • Tiêu chảy, phân xanh xám.
  • Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở.
  • Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run.
  • Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn.
  • Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi.
  • Ở vịt đẻ có hiện tượng ống dẫn trứng bị viêm, bên trong chứa nhiều dịch màu vàng.
  • Một số con vịt bị chết đột ngột khi chưa rõ các triệu chứng.

Ở gà tây: Bệnh thường xảy ra ở gà tây từ 5 – 15 tuần tuổi. Gà thường có biểu hiện khó thở, buồn ngủ. ĐI kèm lưng gù, lờ đờ và cổ bị xoắn, viêm khớp, viêm bàn chân, viêm da.

Bệnh tích bệnh bại huyết

Mổ khám và kiểm tra vịt bệnh sẽ có nhiều bệnh tích điển hình. Gan và lách sưng, gan bị tổn thương. Viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp. Vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não.

Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim. Khi ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh.

Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị
Vịt bị nhiễm trùng huyết, chân duỗi như bơi chèo

Chẩn đoán bệnh bại huyết

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán bệnh nhưng dễ nhầm lẫn với một số bệnh như E.coli, viêm đường hô hấp, dịch tả vịt. Có thể chẩn đoán phân biệt một số bệnh ở gia cầm như sau:

Đặc điểm Bệnh bại huyết Bệnh E.coli Viêm đường hô hấp Dịch tả vịt
Đối tượng mắc bệnh Thường ở vịt, ngan, ít xảy ra ở ngỗng, gà tây. Các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh. Tất cả các loài gia cầm Tất cả các loài gia cầm Ở thủy cầm: vịt, ngan, ngỗng, các loài chim nước.
Lứa tuổi Vịt, ngan con 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất Tất cả các lứa tuổi Tất cả các lứa tuổi Tất cả các lứa tuổi
Tiêu hóa Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng Có thể tiêu chảy, phân màu xanh, vàng (ghép) Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng
Hô hấp Chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi Có thể khó thở, ngáp (thể viêm túi khí) Chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, khò khè Có thể viêm giác mạc, mắt ướt, chảy nước mũi
Phù đầu, cổ, thần kinh Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; mất thăng bằng Không Sưng phù đầu, viêm xoang mặt (sưng mặt) Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ
Viêm khớp, đi lại khó Viêm khớp, đi lại khó khăn Ít có Không Yếu chân, liệt chân
Triệu chứng khác Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo
Tim, gan, túi khí Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí Có thể viêm dính màng tim, cơ tim sần sùi, viêm túi khí Không

Một số giải pháp phòng bệnh

Đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học. Thực hiện tốt nguyên tắc an toàn sinh học. Đặc biệt cần đảm bảo cách ly giữa các đàn và với môi trường bên ngoài. Bệnh chịu tác động từ môi trường rất lớn do mầm bệnh phân tán ở khắp nơi như: nguồn nước mặt, trạm ấp, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng…Vì vậy, cần chú ý các vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng.

Thay và kiểm tra chất độn chuồng. Chăm sóc tốt, thức ăn đủ lượng chất, cân đối, cấp đủ nước uống. Phát hiện sớm, cách ly và áp dụng các biện pháp thích hợp để điều trị. Chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt phải được vệ sinh sạch. Dùng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng sau mỗi lứa nuôi. Hoặc xử lý định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị
Vịt mắc bệnh thường nghẹo cổ, chảy nước mắt, nước mũi

Sử dụng nước sạch, mát cho vịt, ngan uống. Nên cho vịt, ngan con ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không nên cho ăn kéo dài làm giảm chất lượng thức ăn. Bổ sung một trong các chế phẩm như: B.Complex, men vi sinh, khoáng, premix. Bằng cách trộn vào thức ăn hoặc nước uống để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng.

Cách điều trị bệnh bại huyết

Có nhiều kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết ở gia cầm. Bao gồm Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline. Bổ sung vitamin, liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích. Để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục.

Mời độc giả xem thêm tin tức cập nhật trong chuyên mục:

Nguồn:Tiepthinongnghiep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết