Nhiều ha cây ăn trái nguy cơ xóa sổ do hạn mặn lịch sử tại vùng đất 9 rồng

5 phút, 30 giây để đọc.

Chưa bao giờ người dân Đồng bằng Sông Cửu Long – vùng đất 9 rồng. Lại sống trong đợt hạn mặn khủng khiếp đến như hiện nay. Nhiều diện tích lúa khô cằn, vườn cây ăn trái, cây giống sơ xác do thiếu nước. Hầu hết nước ở các nhà máy và các kênh rạch, cũng đang bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Tất nhiên với độ mặn này không thể sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Tuy vậy thì nhiều người dân vẫn buộc phải sử dụng vì không còn sự lựa chọn nào khác.

Hạn hán xâm nhập mặn đã để lại những hậu quả nặng nề. Đó không chỉ là những vườn cây ăn trái hàng chục năm phải chặt bỏ vì không còn khả năng cho trái. Bên cạnh đó còn là những xót xa bất lực của những người nông dân. Mà đó còn là thách thức cho những vùng trái cây nổi tiếng của cả nước trước nguy cơ sẽ bị xóa sổ. 

Đề phòng hạn mặn lên đỉnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn gửi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về việc đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên cao. Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu mùa khô đến nay, đợt xâm nhập mặn đạt mức cao xảy ra với ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Cửu Long từ 55-74km.

Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Bộ NN&PTNT,  xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm theo kỳ triều xuống. Nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông Cửu Long cách biển từ 45-55km trở lên tại thời điểm triều thấp (chân triều).

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm theo kỳ triều xuống
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm theo kỳ triều xuống

Xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường. Khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô, phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4g/l, phạm vi ảnh hưởng ở khu vực sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) vào sâu khoảng 100-110km; sông Cổ Chiên, sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề) khoảng 70km; sông Cái Lớn 62-65km…

Canh tác cây ăn trái có nguy cơ bị tàn phá nặng nề bởi hạn mặn

Bộ NN&PTNT nhận định đợt xâm nhập mặn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân.

Hạn mặn tàn phá vùng đất cây ăn trái
Hạn mặn tàn phá vùng đất cây ăn trái

Theo Bộ NN&PTNT, dự báo có 80.000ha cây ăn trái bị ảnh hưởng do hạn mặn trong mùa khô. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng đây là vấn đề lớn. Cần phải đặc biệt quan tâm vì thiệt hại về cây ăn quả sẽ mất cả chục năm để khôi phục.

Biện pháp giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra

Để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước. Vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép. Đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng; tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp. Để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao. Tạm chưa tổ chức xuống giống lúa vụ hè thu ở những vùng có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Đối với cây lúa

Vào giai đoạn cuối vụ, tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt. Có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 1 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt để tưới phun lá. Bón bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn. Đối với vụ hè thu, vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống. Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống. Và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật bằng cách sử dụng các giống chống chịu mặn.

Chủ động chống hạn mặn cây lúa
Chủ động chống hạn mặn cây lúa

Đối với cây ăn trái

Khi có nguy cơ bị hạn mặn, cần chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước.

Xử lí sầu riêng ra trái nghịch mùa trong thời kì hạn mặn
Xử lí sầu riêng ra trái nghịch mùa trong thời kì hạn mặn

Củng cố hệ thống đê bao và đê xung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước. Không tưới nước có độ mặn trên 1 phần nghìn  cho cây. Trong thời gian nhiễm mặn, chỉ tưới nước tối thiểu. Giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới).

Tham khảo thêm bảng tin nông sản Việt tại:

Nguồn: vietstock.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết