Hạn mặn lịch sử ảnh hưởng đến chất lượng chôm chôm, sầu riêng

7 phút, 17 giây để đọc.

Trước tình hình hạn mặn kỷ lục đang diễn ra tại miền Tây vừa qua, nhiều vườn trái cây đã lâm vào cảnh chết héo. Đặc biệt là 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Nhiều vườn sầu riêng, chôm chôm đang bị giảm năng suất nặng nề. Cho trái khô héo, phần lớn thân đã mục nát, cành chết khô gãy rụng đầy vườn. Tình hình này đã khiến cho người nông dân thua lỗ. Dự định sẽ chặt bỏ để trồng loại cây khác. Bên cạnh đó cũng có nhiều người nông dân chọn giải pháp cắt bỏ bớt cành ngọn, đợi mùa mưa đến. Với hi vọng là cây sẽ đâm chồi, sinh sôi trở lại. 

Vấn đề hạn mặn miền tây dự kiến sẽ có thể diễn biến phức tạp trong nhiều năm tới. Dó đó có nhiều tỉnh đang lên phương án trữ nước ngọt vào mùa khô với quy mô lớn, để đủ nước cho sản xuất lẫn sinh hoạt.

Nhiều vườn sầu riêng chết khô, gãy rụng đầy vườn

Những ngày này, đi dọc các huyện Châu Thành, Chợ Lách của tỉnh Bến Tre hay huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang). Không khó để bắt gặp những vườn sầu riêng bạc tỷ hay những vườn chôm chôm trĩu quả đang chết héo. Một số vườn chôm chôm còn kịp thu hoạch trước khi cây chết thì cũng chỉ bán được với giá rẻ bèo 2.000 đến 3.000 đồng/kg. Thậm chí là 1.000 đồng vì trái quá èo uột.

Sầu riêng chết khô, èo uột
Sầu riêng chết khô, èo uột

Buổi trưa, ông Đoàn Văn Ham (53 tuổi) dừng xe máy, đi bộ vào con lộ nhỏ thăm vườn sầu riêng 3.500 m2 ở xã Tân Phú (Châu Thành, Bến Tre). Nhìn từ xa, vườn sầu riêng hơn 10 năm tuổi, đang độ cho trái khô héo. Phần lớn thân mục ruỗng, cành đã chết khô, gãy rụng đầy vườn. Những cây còn lại lá cũng ngả màu vàng úa, hoa héo rủ, trái đèo đẹt, phần lớn bị hư khi còn non.

Năm ngoái, do đạt năng suất cao, trái to, đẹp. Vườn sầu riêng của ông Ham là một trong những điểm dừng chân của các tour du lịch trên địa bàn. Trừ chi phí, một mùa vườn nhà ông thu lợi nhuận hơn 400 triệu đồng.

Tốn kém từ việc mua nước tưới vườn sầu riêng

Khi nước sông Tiền bắt đầu bị nhiễm mặn, len lỏi vào mương vườn. Người dân dừng lấy nước dưới mương, mua nước từ các sà lan. Với giá từ vài chục đến hàng trăm nghìn mỗi khối tưới vườn cây.

“Do tốn kém, nên sau đó nông dân quyết định ngưng tưới, cắt trái bán. Nhưng thiếu nước nên trái cũng èo uột, bán giá rẻ. Toàn vườn cây chỉ được 30 triệu đồng, trong khi tiền nước tưới đã 60 triệu đồng”

Bỏ ra hàng chục triệu đồng mua nước ngọt tưới vẫn không cứu được vườn chôm chôm
Bỏ ra hàng chục triệu đồng mua nước ngọt tưới vẫn không cứu được vườn chôm chôm

Vườn chôm chôm 3.000 m2 của người dân xung quanh cũng xơ xác. Lá đã ngả màu nâu, cây chết gần như hoàn toàn. Dọc hai bên đường tại xã Tân Phú, hàng trăm vườn sầu riêng, chôm chôm khác cũng đang trong tình trạng tương tự. Nhiều nông dân cắt bỏ bớt cành, ngọn, dùng lá dừa, lá chuối bao bọc thân cây để giảm bớt sức nóng. Đợi mùa mưa đến với hy vọng cây đâm chồi. Một số vườn khác do cây đã chết, chủ vườn đốn bỏ, chuyển sang trồng bưởi, cam.

Do hạn mặn kéo dài 6 tháng, nông dân đã trữ lẫn mua nước tưới, vẫn không thể cứu được các vườn cây. Toàn xã có hơn 1.600 ha cây ăn trái, hiện 50 ha sầu riêng và 70 ha chôm chôm chết hoàn toàn. Gần 1.000 ha vườn cây chết 50-70%. Địa phương đang đề xuất tỉnh hỗ trợ kỹ thuật, cây giống lẫn vay vốn để người dân tái sản xuất.

Thay đổi giống cây trồng để ứng phó với hạn mặn

Tỉnh Bến Tre có gần 12.000 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng, thiệt hại do hạn mặn. Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết. Đã có báo cáo tỉnh kế hoạch thay đổi giống cây trồng, phương thức sản xuất. Để ứng phó với hạn mặn đang ngày càng phức tạp. Nhiều hộ nông dân tính toán sau khi cắt hết trái sẽ đốn bỏ vườn sầu riêng để trồng mít. Cây mít thời gian cho trái ngắn, chỉ ba năm, còn sầu riêng cần thời gian gấp đôi. Trong khi nhà vườn đang đắn đo vì không biết hạn mặn những năm tới sẽ ra sao.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với hạn mặn
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với hạn mặn

Giống cây trồng sắp tới phải đảm bảo thích nghi với độ mặn, chịu được hạn. Đồng thời, địa phương tập trung đầu tư sản xuất kỹ thuật cao như số hóa vườn cây để kiểm soát sản xuất một cách thông minh nhất. “Quan điểm là thay đổi nhưng phải khoa học, có kiểm soát. Cái khó là làm thế nào để người dân được lợi nhuận tốt nhất. Chứ không thể thay đổi kiểu thuận thiên như nước mặn. Thì chuyển qua nuôi trồng thủy sản hoặc bỏ cây ăn trái chuyển sang trồng dừa”

Những năm trước, đến mùa sầu riêng, thương lái đến tận vườn để thu mua. Còn năm nay, nông dân phải tự cắt trái rồi dùng xe máy chở ra chợ để bán lẻ. Khi hạn mặn, sầu riêng xấu nên giá bèo bọt, 10.000-35.000 đồng một kg. Từ đầu mùa tới giờ bán có hơn 30 triệu, lỗ tiền phân, thuốc, nước tưới”

Phương án trữ nước ngọt vào mùa khô với quy mô lớn

Tỉnh Tiền Giang có gần 80.000 ha cây ăn trái, trong đó có trên 10.000 ha sầu riêng chuyên canh tại huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và Châu Thành. Do ảnh hưởng hạn mặn, gần 2.300 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng, thiệt hại. Trong đó, hàng chục ha sầu riêng bị chết héo.

Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn và Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang cho biết. Theo dự báo, nhiều khả năng hạn mặn năm sau có thể tiếp tục diễn biến phức tạp như năm nay. Chủ yếu là do vấn đề kiểm soát nước ở thượng nguồn Mekong. Về lâu dài, tỉnh sẽ có phương án trữ nước ngọt vào mùa khô với quy mô lớn, để đủ nước cho sản xuất lẫn sinh hoạt.

Chủ động phòng chống hạn mặn
Chủ động phòng chống hạn mặn

Cụ thể, tỉnh đang đề xuất bộ phê duyệt dự án hồ chứa nước Nguyễn Tấn Thành dài 19 km, rộng 65 m được xây hệ thống cống đóng mở hai đầu, một đầu giáp với sông Tiền Châu Thành). Đầu còn lại giáp kênh Nguyễn Văn Tiếp (Tân Phước). Tổng kinh phí hồ chứa khoảng 400 tỷ đồng, cung cấp cho hơn 800.000 dân mùa khô hạn và là hồ trữ ngọt lớn nhất miền Tây.

Hạn mặn qua đi nhưng nỗi lo của những nhà vườn vẫn còn đó. Họ lo sợ rằng, sau khi tốn nhiều năm gây dựng lại vườn cây thì có thể lại một lần nữa phải nếm trái đắng do hạn mặn.

Nguồn: vietstock.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết