Hướng dẫn quy trình sơ chế sữa ong chúa

8 phút, 54 giây để đọc.

Nhắc đến sữa ong chúa, ta biết ngay đây là thức ăn duy nhất cho ấu trùng ong chúa. Nó được sản xuất bởi những con ong thợ. Vì vậy, sữa ong chúa có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tăng sức đề kháng, làm đẹp da, chống lão hóa. Giá thành của sữa ong chúa cũng đắt hơn các loại sữa ong khác trên thị trường. Cùng tìm hiểu về cách sơ chế và bảo quản sữa tươi ong chúa trong bài viết dưới đây!

Thông tin về sữa ong chúa

Đối với mỗi đàn ong sẽ có duy nhất một con ong chúa. Việc khi tổ ong có từ 2 con ong chúa trở lên thì nó sẽ tách riêng ra. Hoặc ong chúa mới được sinh ra để thay cho ong chúa cũ đã già yếu.

Sữa ong chứa nó như là một chất dạng gelatin nó được tiết từ những chú ong chúa và cho ra sản phẩm. Ở nhiệt độ thường, sữa ong chúa có dạng như bơ, màu hơi ngà vàng và đặc biệt rất bổ dưỡng. Được chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa.

Thực tế khi ong chúa cũng được hình thành từ ấu trùng ong bình thường. Tuy nhiên ong chúa được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng cao cấp. Nhất trong đàn ong từ khi mới là ấu trùng cho tới lúc trường thành.

Nguồn dinh dưỡng để nuôi ong chúa chính là sản phẩm được tiết ra từ tuyến họng hầu của con ong thợ mới 7 ngày tuổi. Sản phẩm này được chúng ta gọi là sữa ong chúa.

Trong đó chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất giúp ấu trùng ong có vóc dáng to lớn gấp đôi ong bình thường. Khi lớn lên ong chúa sẽ trở thành con đầu đàn của đàn ong.

Hướng dẫn quy trình sơ chế sữa ong chúa
Hướng dẫn quy trình sơ chế 

Quá trình chế tạo ra sữa ong chúa

Sữa ong chúa được sản xuất bằng cách di trùng (chuyển ấu trùng). Tuổi nhỏ 1 ngày tuổi vào mũ chúa nhân tạo. Để ong nuôi dưỡng nhả sữa để nuôi ấu trùng ong chúa. Phương pháp sản suất sữa ong chúa dựa trên nguyên tắc đàn ong muốn chia đàn tự nhiên. Muốn thay thế chúa và đàn ong mất chúa đột ngột. Khi đó ong thợ sẽ xây mũ chúa, ong chúa đẻ trứng thụ tinh vào đó. Hoặc ong thợ gắp ấu trùng một ngày tuổi vào mũ chúa.

Trường hợp đàn ong mất chúa, ong thợ sẽ cấp tạo mũ chúa từ lỗ tổ ấu trùng ong thợ. Tỷ lệ tiếp thu các mũ chúa nhân tạo cao hơn đáng kể. Khi tuổi của ấu trùng được chọn để di trùng ít hơn 48 giờ.

Để sản xuất sữa ong chúa người nuôi ong sử dụng cầu tạo sữa chúa với các mũ chúa bằng nhựa. Di các ấu trùng 1 ngày tuổi vào các chén nhựa. Đến ngày thứ 3 (72 giờ) sau khi di trùng sữa chúa sẽ được thu hoạch. Vì lúc này lượng sữa chúa trong mũ chúa đạt lớn nhất. Trước đây bằng pháp truyền thống năng suất sữa trên đàn ong rất thấp, chỉ khoảng 1 – 3 kg/đàn/năm.

Thành phần dinh dưỡng 

Đối với sữa ong chúa sẽ bao gồm có nước, cabohydrate, protein và chất béo, vitamin B cũng với các khoáng chất vi lượng. Và thành phần hóa học đầy đủ của sữa ong chúa vẫn được xác định. Nhưng tác dụng chính của sữa ong chúa đối với sức khỏe chủ yếu xuất phát từ các protein và các axit béo đặc biệt.

Màu sắc: Có màu trắng ngà, màu đều nhau, nhìn bằng mắt thường sẽ cảm nhận được sự óng ánh, sánh mịn.

Mùi vị: Hơi chua, vị lợ lợ, ăn vào sẽ tan ngay trong miệng.

Hòa với mật ong: Hòa tan với mật ong, không có sự phân lớp.

Sản xuất bằng cách di trùng (chuyển ấu trùng)
Sản xuất bằng cách di trùng (chuyển ấu trùng)

Kỹ thuật để sản xuất sữa ong chúa

Chuẩn bị trang trí để nuôi ong 

Đối với những đàn ong chuyên đi lấy sữa: Thì sử dụng những đàn ong ngoại A. Mellifera có thế đàn ≥ 6 cầu, đông quân. Niều ong non ở tuổi tiết sữa, nhiều mật phấn dự trữ, không mắc các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng.

Có ong chúa được tạo từ các dòng ong chuyên sản xuất sữa ong chúa được chọn làm đàn chuyên khai thác sữa ong chúa. Trong trường hợp thiếu thức ăn dự trữ (mật, phấn) cần bổ sung kịp thời thức ăn cho đàn ong.

Đối với nhóm đàn ong cung cấp ấu trùng 1 ngày tuổi: Chọn các đàn ong khỏe mạnh. Không mắc các bệnh truyền nhiễm có ong chúa đẻ khỏe làm nhóm đàn chuyên cung cấp ấu trùng ≤ 1 ngày tuổi để di trùng. Để di trùng nhanh và hiệu quả cần cho ong ăn bổ sung đường và thức ăn thay thế phấn hoa. Trong đàn có sẵn các cầu dự trữ đã được ong thợ dọn vệ sinh sạch sẽ để cho chúa đẻ trứng.

Gắn mũ chúa nhựa (chén nhựa) lên các thanh ngang của khung cầu làm sữa chúa

Gắn các mũ chúa bằng nhựa lên các thanh làm sữa (mỗi thanh gắn 36 mũ chúa) của khung cầu dùng để thu hoạch sữa chúa (gồm một khung gỗ có gắn từ 3 – 4 thanh ngang để gắn mũ chúa). Sau khi chuẩn bị xong khung làm sữa thì đưa vào cho các đàn ong dọn sạch trước khi dùng để di các ấu trùng vào các mũ chúa. Khi ong đã dọn sạch và quen với mùi các mũ chúa nhân tạo. Mang ra để di các ấu trùng vào các mũ chúa

Dùng sáp ong nguyên chất, có mùi thơm đặc trưng để gắn các mũ chúa lên các thanh ngang của khung cầu dùng để lấy sữa. Sau khi gắn chặt các mũ chúa nhân tạo vào các thanh ngang. Thì đưa vào đàn ong để cho ong thợ non dọn sạch các mũ chúa.

Đối với những đàn ong chuyên đi lấy sữa
Đối với những đàn ong chuyên đi lấy sữa

Nuôi ong chuyển ấu trùng từ tổ ong vào ổ ong chúa giả

Chọn những ấu trùng tuổi nhỏ ≤ ngày tuổi trong các đàn ong có ong chúa đẻ tốt. Tỷ lệ ấu trùng nở cao, không bị mắc bệnh truyền nhiễm. Nhóm đàn này có chức năng chủ yếu là tạo ra các ấu trùng nhỏ. Để cung cấp cho bước di ấu trùng vào các mũ chúa gắn trên các thanh ngang của khung làm sữa. Tiến hành lấy các cầu ong có các ấu trùng không quá 24 giờ tuổi ở nhóm đàn cung cấp ấu trùng ra khỏi đàn. Chọn được ấu trùng phù hợp dùng kim di trùng múc các ấu trùng đặt vào đáy các mũ chúa.

Phương pháp để lấy sữa

Khi hoàn tất việc di ấu trùng vào các mũ chúa thì chuyển chúng sang nhóm đàn nuôi dưỡng, cho nuôi trong 3 ngày (72 giờ). Sau đó lấy ra khỏi đàn để tổ chức thu hoạch sữa chúa.

Đảm bảo đầy đủ thức ăn cho đàn tạo sữa. Đặc biệt lượng phấn hoa phải luôn dư thừa.

Lấy khung để thu hoạch sữa ong chúa

Sau khi cho các đàn ong chuyên lấy sữa nuôi các ấu trùng được 3 ngày. Tiến hành lấy các khung cầu sữa ra khỏi tổ. Dùng bình khói thổi vào các khe ong, rồi dùng hai tay nhấc cầu sữa lên. Dùng cổ tay lắc nhẹ cho ong rơi xuống. Sau đó lấy chổi quét ong, quét sạch ong thợ bám trên cầu làm sữa.

Tiến hành cắt bở sáp trên các mũ chúa

Các mũ chúa thường được ong thợ tiết sáp xây thêm nên khi múc sữa ra dễ bị lẫn vào trong sữa. Vì vậy cần cắt bỏ trước khi múc sữa, bằng cách dùng dao nhỏ cắt bỏ phần sáp xây thêm.

Kỹ thuật để sản xuất sữa ong chúa
Kỹ thuật để sản xuất sữa ong chúa

Gắp các ấu trùng

Sau khi cắt phần sáp xây thêm, dùng panh gắp các ấu trùng có trong các mũ chúa ra ngoài. Xếp gọn để chuẩn bị cho việc múc sữa ong chúa.

Lấy sữa chúa và lọc sạch sữa chúa

Dùng các thanh tre sạch để vét sữa chúa hoặc dùng máy hút chân không để hút sữa chúa. Sữa chúa được đưa vào các bình có đặt lưới lọc sữa để lọc cho tiện. Các khung làm sữa sau khi đã thu hoạch xong tiếp tục di trùng cho thu hoạch sữa lần sau.

Đóng gói

Sau khi lấy ra được lọc sạch tạp chất, đựng trong các túi nhựa thực phẩm 01 kg/túi hoặc các lọ nhựa 100 g/lọ. Cần đóng gói cẩn thận để tránh sữa bị hư. Không đảm bảo chất lượng.

Chỉ ra cách bảo quản

Cần phải được đóng gói kín không cho không khí tiếp xúc. Được đặt vào nơi tối không có ánh sáng và được bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 5ºC (nếu bảo quản trong thời gian ngắn). Khi cần dự trữ lâu, phải bảo quản trong các tủ đá hoặc trong kho lạnh ở nhiệt độ khoảng – 20ºC. Ngoài ra có thể bảo quản sau khi đông khô trong viên nang cứng hoặc viên nang mềm.

Bên cạnh việc nuôi dưỡng ong chúa để chế tạo ra sữa. Thì nó còn có tác dụng trong việc chăm sóc cho bản thân của con người. Trong sữa ong chúa có chứa nhiều hàm lượng sinh tố như B5, B6, B12,… Và một số vitamin như vitamin A, C, D, E.

Việc để có thể tạo ra sữa ong chúa rất khó khăn và sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức. Chính vì thế giá bán ra ngoài thị trường sẽ khá là cao. Việc sử dụng mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, điều hòa tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Hy vọng với những thông tin chia sẽ ở trên sẽ giúp cho bạn có thêm được kiến thức trong việc nuôi dưỡng cũng như cách để tạo ra sữa ong chúa hiệu quả nhất.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết