Những biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi

6 phút, 1 giây để đọc.

Như chúng ta đã biết, trâu bò, gà vịt là sinh vật hằng nhiệt. Mà khí hậu nước ta lại trải qua bốn mùa khác nhau. Đặc biệt, là vào thời tiết mùa đông đến, với cái lạnh giá rét. Ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của đàn vật nuôi. Vì vậy, chúng ta cần chủ động phòng đói rét cho vật nuôi, để giảm thiệt hại về số lượng cũng như chất lượng về chăn nuôi. Chuyện này nói khó cũng không phải, nói dễ cũng không xong. Hy vọng bài viết dưới đây có thể cung cấp cho người dân các biện pháp chống rét hiệu quả. Cùng tìm hiểu thông tin để có được phương pháp chăm sóc vật nuôi phù hợp nhất. 

Đối với chuồng trại

Việc làm thế nào để những con vật nuôi có thể cầm cố qua mùa đông rét đậm rét hại. Những bà con cần phải chú ý đưa ra những biện pháp hợp lý an toàn. Để có thể củng cố được vật nuôi không bị ảnh hưởng trực tiếp bên ngoài tác động tới.

Đối với nền chuồng gà, trâu bò cần rải thêm lớp trấu, rơm khô. Để giữ ấm chân và tăng nhiệt độ trong chuồng.
Có thể chăn nuôi gà trên nền đệm lót vi sinh để nâng cao nhiệt độ chuồng nuôi giúp sưởi ấm cơ thể vật nuôi.

Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng (nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa). Cần dự trữ chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để đốt sưởi ấm cho gia súc. Trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị bao tải gai, bao tải dứa, chăn len để chống rét cho đàn vật nuôi.

Những biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi
Những biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi

Cần có thời điểm chăm sóc, nuôi dưỡng

Đối với trâu bò

Cần phải cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho trâu bò với định mức bằng 10% trọng lượng cho cơ thể.

Ví dụ như Một trâu bò nặng 300 kg thì 1 ngày cho ăn 30 kg thức ăn thô xanh và 3 kg thức ăn tinh; Những ngày trời rét, để tăng cường sức đề kháng cần cho trâu bò uống nước ấm có pha thêm muối ăn với lượng 5 gam/100kg thể trọng/ngày.

– Vào mùa đông, lượng thức ăn xanh rất khan hiếm nên cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch để ủ chua và cho trâu bò ăn với lượng như sau: Đối với trâu bò chăn thả cho ăn 5 – 6 kg/con/ngày. Đối với trâu bò cày kéo cho ăn 10 – 15 kg/con/ngày và cho ăn thêm cỏ xanh, rơm.

– Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải… Để trâu bò tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

Đối với lợn

Nên có chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C. Cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn, giai đoạn nuôi.

Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn.

Lợn con theo mẹ cần có ô úm để sưởi ấm cho lợn con, đảm bảo nhiệt độ trong ô úm 33 – 34 độ C. Cho lợn ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, uống nước ấm có bổ sung thêm muối ăn (NaCl) với lượng 0,1g/kg thể trọng/ngày. Thức ăn cần bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn (chất đạm có nhiều trong đậu tương, bã đậu, tôm, cua, cá, thức ăn đậm đặc…).

Đảm bảo nguồn thức ăn cho lợn
Đảm bảo nguồn thức ăn cho lợn

Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải… Để lợn tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

– Những ngày rét đậm, rét hại cần sưởi ấm cho gia cầm (đảm bảo nhiệt độ trong ô úm 33 – 34 độ C). Không thả gà ra vườn khi trời rét, vườn ẩm ướt.

– Cho gia cầm ăn đầy đủ thức ăn, đảm bảo chất lượng (cân đối dinh dưỡng, không ẩm mốc…)

– Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải… Để tăng sức đề kháng của gia cầm, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi

Hàng ngày bà con chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi. Và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm… Phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

Về chế độ chăn thả của đàn vật nuôi

– Những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 13 – 15 độ C. Hạn chế chăn thả trâu bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu bò đi muộn về sớm. Che chắn chuồng trại và sưởi ấm cho gia súc đặc biệt là gia súc non.

Về chế độ chăn thả của đàn vật nuôi
Về chế độ chăn thả của đàn vật nuôi

– Những ngày thời tiết rét hại dưới 12 độ C khi có sương muối và băng tuyết vào ban đêm, sáng sớm, nhốt gia súc trong chuồng, có che chắn và cho ăn, uống đầy đủ và sưởi ấm. Mặc áo chống rét cho trâu bò nhất là trâu bò già và bê nghé. Chỉ thả trâu bò ra ngoài khi đã tan sương, có nắng. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân cách ủ chua thức ăn cho trâu bò

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm. Theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

– Sử dụng một số kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm. Để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: hen, suyễn, tụ huyết trùng, tiêu chảy…

Ngoài các biện pháp nêu trên bà con cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh. Như thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện. Xử lý kịp thời những con có dấu hiệu bất thường do đói, rét, dịch bệnh.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm trong mùa đông. Các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp trên. Để nâng cao sức đề kháng của đàn vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Nguồn: khuyennongninhbinh.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết