
Hiện nay, bệnh cúm gia cầm vẫn rải rác xảy ra ở nhiều nơi có ổ dịch cũ. Dịch diễn biến khá phức tạp. Bệnh cúm gia cầm hiện không có thuốc chữa, giải pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm vắc xin. Đây là phương pháp chủ động ngăn chặn dịch bệnh, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất. Hiệu quả khi dùng vắc xin đã được chứng minh. Đồng thời việc sản xuất vắc xin trong nước đã giúp chủ động cung cấp cho người chăn nuôi gia cầm.
Thực trạng cúm gia cầm trong nước
Cúm gia cầm là một căn bệnh gây ra bởi virus cúm loại A. Nó có thể lây nhiễm cho cả gia cầm hoang dã và gia cầm nuôi. Có hai loại virus cúm lâm sàng ở gia cầm: nguy cơ gây bệnh cao (HP) và nguy cơ gây bệnh thấp (LP). Đối với các chủng cúm gia cầm HP, có thể lây lan nhanh chóng giữa các đàn gia cầm. Và có thể gây ra suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao, đột ngột. Còn các chủng LP của cúm gia cầm hình thành như nhiễm trùng không triệu chứng, bệnh hô hấp hoặc giảm sản xuất trứng.

Dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại một số tỉnh, thành trong nước. Đó là Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình và Nam Định. Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm. Được biết, vắc xin do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất. Vắc xin này đã được Navetco thử nghiệm và Hội đồng khoa học nghiên cứu, nghiệm thu vào tháng 2/2012.
Vắc xin cúm gia cầm được chỉ định
Theo đó, phòng bệnh cúm gia cầm trên gà do virus cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 và nhánh 2.3.2 a gây ra. Phòng bệnh cúm gia cầm trên vịt, ngan do virus cúm gia cầm H5N1 nhánh 1, nhánh 2.3.2 a và virus cúm gia cầm H5N1 thể độc lực cao nhánh 2.3.2 b. Đây là chủng vắcxin được nuôi cấy trên phôi gà và được vô hoạt bằng formalin nên chỉ phòng cúm cho gà do virút
Cách dùng đúng và liều lượng hợp lý
Theo văn bản hướng dẫn, để vắc xin phòng chống cúm gia cầm đạt hiệu quả cao thì vaccine phải sử dụng cho gà, vịt khỏe mạnh. Khi tiêm phải tiêm bắp hoặc tiêm dưới da ở vị trí 1/3 phía dưới, sau cổ.

Văn bản cũng nêu rõ, đối với gà từ mẹ chưa tiêm vaccine phải được tiêm khi 14 – 21 ngày tuổi. Đặc biệt là tiêm 1 liều 0,5 ml/con. Trường hợp gà từ mẹ đã tiêm vaccine thì sẽ tiêm 1 liều 0,5 ml/con lúc 21 – 28 ngày tuổi. Và cứ 4 tháng tiêm nhắc lại 1 liều. Gà giống, gà đẻ tiêm 1 liều 0,5 ml/con và tiêm nhắc lại sau 6 tháng. Riêng đối với vịt từ 14 – 35 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml/con. Tiêm nhắc lại sau 14 – 21 ngày với liều lượng gấp đôi. Đối với vịt trên 35 ngày tuổi mới tiêm thì tiêm 1 liều 1 ml/con.
Một số lưu ý khi sử dụng vaccine
Vắc xin trước khi tiêm phải được bảo quản ở nhiệt độ 2 – 80C. Chú ý tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Lưu ý, trước khi tiêm phòng phải kiểm tra vaccine. Nên loại bỏ lọ vỡ, lọ bị đóng băng, có vẩn đục hoặc bị phân lớp.

Đối với vaccine đạt yêu cầu phải lắc kỹ trước khi tiêm. Chú trọng thường xuyên thay kim tiêm và lọ vaccine chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi mở nắp. Đối với gà, vịt đã tiêm phòng vaccine thì không được sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi tiêm. Sử dụng phòng bệnh cho gia cầm khỏe mạnh. Đặc biệt không dùng cho gia cầm đã nhiễm bệnh hoặc yếu. Không để đóng băng. Khi tiêm phải dùng bơm kim tiêm khử trùng, đầu kim phải được thay kịp thời. Tốt nhất dùng loại kim tiêm một lần. Vắc xin còn sót lại và các dụng cụ phải được khử trùng hoặc hủy bỏ theo quy định. Phải áp dụng các biện pháp an toàn khi tiêm vắc xin. Đặc biệt, vắc xin phải do cơ quan thú y cung cấp và phải do nhân viên thú y tiêm.
Mời độc giả xem thêm những tin tức cập nhật trong chuyên mục:
Nguồn: Tiepthinongnghiep.com