Đại dịch Covid đang là nỗi ám ảnh lớn không chỉ đối với toàn dân trên toàn thế giới, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế chung toàn cầu. Điều này khiến cho thị trường nông sản Việt cũng bị ngưng trệ, tắt đường sang thị trường Mỹ. Gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, kéo theo đó là các trang trại, nông dân nhà vườn cũng bị ảnh hưởng theo.
Ngoài việc gặp khó khăn do chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi tình hình dịch Covid, đồng thời việc không có nhân viên của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ. Dẫn đến thiếu nhân viên kiểm tra trái cây cũng khiến cho tình trạng xuất khẩu trái cây Việt gặp không ít khó khăn. Thông tin cụ thể, quý bạn đọc hãy tham khảo bảng tin thị trường nông sản ngay sau đây.
Do tình hình dịch Covid nhiều công ty xuất khẩu trái cây bị ngưng trệ
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp. Do không có nhân viên kiểm dịch thực vật nên việc xuất khẩu trái cây tươi như nhãn, xoài, thanh long, chôm chôm… của Việt Nam sang thị trường Mỹ bị ngừng trệ. Trong những ngày dịch Covid toàn bộ sản phẩm trái cây của một số công ty bị ngưng chưa thể xuất qua Mỹ. Nguyên nhân là không có nhân viên của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) kiểm tra trái cây.
“Chúng tôi đã liên hệ với Cục bảo vệ thực vật để tìm giải pháp nhằm sớm cho trái cây Việt được xuất qua Mỹ. Tuy nhiên, tới nay chưa có chuyến bay phù hợp để đưa chuyên gia Mỹ sang Việt Nam. Nên mọi đơn hàng cho các đối tác tại nươc này vẫn tạm ngưng”
Đồng thời, bà cho biết, nếu tình trạng này kéo dài có thể doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Bởi các hệ thống siêu thị tại Mỹ không thể chờ và khả năng họ sẽ tìm sản phẩm từ thị trường khác thay thế. Trong khi đó, trái cây của nông dân Việt Nam thì bị ùn ứ.
Cũng bị ngưng đơn hàng sang Mỹ gần nhiều tháng nay. Giám đốc công ty xuất nhập khẩu và chiếu xạ ở Long An cho biết. Đã liên tục liên hệ phía nhà chức trách nhưng vẫn không có gì khả quan. Với tình hình Covid-19 ngày càng phức tạp như hiện nay. Theo ông có thể hoạt động xuất khẩu trái cây sang Mỹ của doanh nghiệp sẽ bị ngưng đến hết năm nay.
Biện pháp sử dụng nhân viên tại Việt Nam để kiểm dịch hàng
Trao đổi với VnExpress về tình trạng trên. Ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết. Hiện vẫn chưa có chuyên gia Mỹ giám sát tại nhà máy chiếu xạ nên trái cây sang quốc gia này chưa xử lý được. Trước đó Cục đã đề nghị Đại sứ quán Mỹ hỗ trợ sử dụng nhân viên tại Việt Nam để kiểm dịch hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây những nhân viên nhận ủy quyền này đã bận việc chính. Nên không thể thực hiện tiếp khâu kiểm dịch.
Được biết, công việc quan trọng của nhân viên kiểm dịch là trước khi đưa trái cây vào chiếu xạ. Theo quy định, chiếu xạ là khâu bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu trái cây sang Mỹ. Sẽ chọn ngẫu nhiên một vài thùng của lô hàng để đưa vào phòng kiểm dịch. Cắt ra rồi quan sát bằng mắt thường và kính lúp để xem có vi sinh vật hay không.
Cục Bảo vệ thực vật tuyển nhân sự người Việt tránh gián đoạn hoạt động kiểm dịch trong tương lai
Mới đây, Cục đã làm việc với các cơ quan ngoại giao và cơ quan liên quan của Mỹ. Đề nghị sớm đưa chuyên gia nước này sang Việt Nam. Toàn bộ thủ tục tại Mỹ cũng đã và đang được chuẩn bị. Đợi có chuyến bay phù hợp là chuyên gia nước này có thể đến Việt Nam. “Sắp tới, Cục sẽ đề nghị phía Mỹ tuyển nhân sự người Việt Nam nhằm tránh gián đoạn hoạt động kiểm dịch trong tương lai”.
Khi dịch bệnh bùng phát giai đoạn 1 ở Việt Nam và Mỹ. Do đó, quốc gia này yêu cầu nhân viên bản xứ phải quay về nước. Trong đó, có nhân viên của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Doanh nghiệp Việt tạm thời chuyển hướng xuất khẩu nông sản sang thị trường khác
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, các đơn vị này cho hay. Tạm thời họ chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc để giúp nông sản của nông dân có đầu ra.
Theo công bố của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việt Nam hiện có sáu loại trái cây được phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bao gồm thanh long (từ năm 2008), chôm chôm (2011), nhãn, vải (2014), vú sữa (2017) và xoài (2019).
Các doanh nghiệp Việt Nam đã có đề nghị phía Mỹ cho nhân viên kiểm dịch của APHIS. Qua tiếp tục thực hiện công việc kiểm dịch. Tuy nhiên, có hai vấn đề Việt Nam chưa giải quyết được. Một là nơi cách ly phải đạt chuẩn theo yêu cầu của phía Mỹ đưa ra. Hai là nhân viên của họ không đi chung chuyến bay đưa du học sinh Việt Nam từ Mỹ về nước. Vì họ lo ngại bị lây dịch bệnh.
Xem thêm:
Nguồn: vietstock.vn