Nguyên nhân và giải pháp hạn chế vô sinh ở trâu bò 

trâu bò
6 phút, 29 giây để đọc.

Trâu bò là động vật đơn thai, mỗi lần chỉ đẻ một con, rất ít khi đẻ sinh đôi (chỉ khoảng 3% ở trâu và 5% ở bò đẻ sinh đôi). Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường bò cái đẻ năm một, còn trâu cái thì 14 tháng đẻ một lứa. Thành thục sinh dục là thời điểm trâu bò có các biểu hiện hoạt động sinh dục, có thể bắt đầu đưa vào sinh sản. Trong thực tế, ở gia súc nhai lại, sự thành thục tính dục xuất hiện sớm hơn rất nhiều trước khi kết thúc phát triển cơ thể.

Cơ quan sinh dục ở trâu bò bị biến dị

Sự xuất hiện thành thục tính dục và việc đưa gia súc cái vào sinh sản sớm hay muộn ảnh hưởng đến tuổi đẻ lứa đầu của chúng. Để không làm tổn hại đến cơ thể gia súc cái, chỉ nên tiến hành phối giống sau khi xuất hiện bốn pha: pha động dục, pha sau động dục, pha yên tĩnh và pha tiền động dục. Trong các pha này, pha động dục là pha có ý nghĩa quan trọng nhất, với độ dài khoảng từ 15 đến 18 giờ. Rụng trứng xảy ra khoảng 12 giờ sau khi kết thúc thời gian động dục, hoặc trung bình khoảng 30 giờ sau khi bắt đầu động dục. Đó là thời kỳ duy nhất trong chu kỳ động dục mà con cái có khả năng thụ thai.

trâu bò
Cơ quan sinh dục ở trâu bò bị biến dị

Cơ quan sinh dục dị hình thường do bẩm sinh hoặc do chế độ dinh dưỡng. Nếu do bẩm sinh thì cần loại bỏ luôn, không nên giữ nuôi với mục đích sinh sản. Bên cạnh đó, việc trâu bò quá béo hoặc quá gầy cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó cần đảm bảo sức khoẻ sinh sản ở trâu bò bằng cách cân nhắc chế độ ăn uống hợp lý ở trâu bò.

Chế độ dinh dưỡng cho trâu bò cũng cần được lưu ý

Một vài trường hợp trâu, bò sau nhiều lứa sinh sản, buồng trứng có thể teo lại. Khi đó, bò thường không động dục trong thời gian dài, hoặc động dục yếu,…Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng, không được chăm sóc tốt. Từ đó làm rối loạn quá trình tiết hormon kích thích sự rụng trứng. Do vậy, cần điều chỉnh chăm sóc hợp lý, bổ sung protein, khoáng, Vitamin (A, E, D, B). Điều trị chứng thiểu năng buồng trứng ở bò rạ bằng cách tiêm hormon. Bà con cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý trước khi tiêm cho vật nuôi để đảm bảo sức khoẻ vật nuôi. 

Viêm nhiễm cơ quan sinh sản

Đa số trâu, bò bị viêm nhiễm thường là do sau khi sinh bị sót nhau. Đường sinh sản bị tổn thương khi sinh đẻ. Để khắc phục hiện tượng này trước hết cần vệ sinh chỗ chuồng trại sạch sẽ. Đặc biệt là chỗ trâu, bò nằm, không cho bò khỏe tiếp xúc với bò ốm. Khi trâu, bò bị bệnh, sử dụng HanIodine 10% (hoặc lugol 1%) pha loãng 10 ml với 1 lít nước để thụt rửa tử cung hàng ngày. Sau đó, dùng viên đặt tử cung Han-V.T.C 1 – 2 viên/ngày. Điều trị 4 – 5 ngày, khỏi viêm, theo dõi động dục và phối giống. Cùng đó, bổ sung Selen và Vitamin E vào khẩu phần ăn để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

trâu bò
Viêm nhiễm cơ quan sinh sản

Trước khi đẻ cần chuẩn bị và chăm sóc tốt cho bò cái để phòng chống tình trạng viêm nhiễm. Sau khi bò đẻ nên thụt rửa tử cung bằng dung dịch Riyanol hoặc Lugon. Trong trường hợp sót nhau, khó đẻ cần có sự can thiệp. Người dân cần điều trị kịp thời để sớm phục hồi chức năng sinh sản. Hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của thú ý để can thiệp kịp thời.

Thể vàng bệnh lý

Đối với trường hợp trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ bị tiêu biến và con vật động dục trở lại. Nhưng nếu thể vàng không tiêu biến mà tồn lưu qua nhiều chu kỳ tiếp theo. Vì thế làm cho trâu, bò không động dục trong thời gian dài gọi là thể vàng tồn lưu hay thể vàng bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thể vàng tồn lưu ở bò. Nhưng chủ yếu do có những vật thể tồn tại trong tử cung (phôi/ thai chết, thai chết ngâm, thai gỗ, u nhầy, tử cung có mủ…) gây ra thể vàng bệnh lý.

Khi bạn phát hiện bò bị thể vàng tồn lưu: có thể dùng tay bóc thể vàng thông qua trực tràng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Ngoài ra, dùng hormone sinh sản để điều trị bệnh tồn lưu thể vàng ở trâu, bò như sau: Tiêm 2 ml Han-Prost và 2,5 ml Gonadorelin. Sau 7 ngày, tiêm 2,5 ml Gonadorelin. Sau đó, theo dõi động dục ở trâu bò để phối giống cho trâu, bò cái.

Trâu, bò cái bị u nang buồng trứng

Tình trạng nang trứng không rụng mà lưu lại buồng trứng có đường kính > 2,5 cm gọi là u nang buồng trứng. U nang buồng trứng có thể tồn tại ở 2 dạng. Bao gồm: u nang cường dục và u nang không động dục. Ở dạng cường dục, bò động dục liên tục và thường xuyên và một không có biểu hiện gì. Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng hiện nay chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bệnh u nang buồng trứng thường phát hiện trong các trường hợp chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém; thức ăn không cân đối dinh dưỡng. Do vậy để phòng bệnh u nang buồng trứng cần kiểm soát thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh.

Có thể điều  trị u nang buồng trứng có thể tiêm Prostaglandin, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tốt hơn có thể tham khảo theo khuyến cáo của bác sĩ thú y. Hoặc có thể điều trị bằng kích thích tố progesteron. Giúp cân bằng hoocmon follculin trong cơ thể con vật. Với liều dùng từ 25 mg đến 50 mg mỗi ngày hoặc điều chỉnh theo khuyến cáo của thú y.

Tình trạng lưỡng tính

Trường hợp này khá phổ biến đối với trâu, bò sinh song thai khác giới. Theo nghiên cứu, có đến 90% bê con và nghé con từ song thai vô sinh. Và hiện nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục tình trạng này. Do đó, người chăn nuôi không nên để nuôi sinh sản những bê nghé cái sinh đôi với bê nghé đực. Và người nuôi không nên chọn các con vật này phục vụ sinh sản vì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.

trâu bò
Tình trạng lưỡng tính

Trong thực tế chăn nuôi trâu, bò sinh sản hiện nay tỷ lệ mắc bệnh chậm sinh, vô sinh ngày càng cao. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh này và nâng cao tỷ lệ sinh sản của đàn trâu bò cái; người chăn nuôi cần phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Để tìm hiểu thêm thông tin về chăn nuôi gia súc xem tại đây.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Đánh đuổi cỏ dại – kẻ thù hàng đầu trong thâm canh lúa

Cỏ dại luôn là kẻ thù hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Nhưng khi …
Xem Chi Tiết

Bệnh đạo ôn – căn bệnh đe dọa năng suất lúa của nhà nông

Cùng với lúa mì, bắp, khoai mì và khoai tây, cây lúa cũng là một loại cây lương thực quan …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh phồng lá chè và các biện pháp phòng – trị

Chè xanh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Hiện nay cùng có diện tích chồng …
Xem Chi Tiết

Hoa hồng và căn bệnh phấn trắng đầy mối nguy hại

Hoa hồng là loài cây hoa cảnh được nhiều người ưa chuộng. Cây rất ưa nắng và thích nghi tốt …
Xem Chi Tiết

Các loại cây có múi và căn bệnh vàng lá cần phòng tránh

Hiện nay có rất nhiều loại cây trồng ra quả có múi như Cam, Quýt, Bưởi… hầu hết đều được …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông giải cứu bắp cải khỏi căn bệnh gân đen

Bắp cải hay cải bắp là một loại rau chủ lực trong họ Cải, phát sinh từ vùng Địa Trung …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết