Môi trường xung quanh chúng ta tiềm ẩn nhiều yếu tố gây hại trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng. Đặc biệt là gà con mới nở. Một số tác động như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, vi khuẩn,… rất dễ khiến gà mắc bệnh. Trong đó có bệnh gà ỉa phân trắng. Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh này? Cách nào điều trị hiệu quả nhất?
Gà con có sức đề kháng yếu. Vì vậy việc chăm sóc cho gà con mới nở là rất quan trọng Khi thay đổi môi trường sống từ lò ấp sang chuồng nuôi, gà rất dễ mắc bệnh. Trong đó có bệnh gà ỉa phân trắng. Hiểu rõ những điều cơ bản về bệnh bị phân trắng ở gà con sẽ giúp người chăn nuôi dễ dàng phòng và trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gà con mới nở bị ỉa phân trắng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà bị ỉa phân trắng. Đôi khi là trong quá trình ấp trứng được diễn ra không đảm bảo. Ví như nhiệt độ không đủ tiêu chuẩn, thiếu oxy, thông thoáng kém … sẽ tiềm ẩm nguy cơ bệnh này ở gà. Việc vận chuyển gà đã nở trong điều kiện thời tiết bất lợi cũng có thể khiến gà bị lạnh và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khi gà nở và sống trong điều kiện chuồng nuôi không đủ ấm cũng sẽ khiến gà mắc bệnh. Cuối cùng, nhiều trường hợp gà ỉa phân trắng cũng có thể là biểu hiện của gà bị bệnh bạch lỵ. Do một loại vi khuẩn có tên là Salmonella truyền từ phôi trứng sang gà con.
Phương pháp phòng và chữa trị bệnh ỉa phân trắng ở gà con
Tìm ra được nguyên nhân dẫn đến bệnh gà ỉa phân trắng rất quan trọng. Người nuôi có thể áp dụng ngay cách phòng và cách điều trị bệnh này trên gà con như sau.
Đầu tiên, chuẩn bị chuồng nuôi đảm bảo khô ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè. Có dụng cụ sưởi ấm phù hợp, chất độn chuồng dày ít nhất 5-10cm. Khi bắt gà con về nên nuôi úm trong từng quây cót.
Trước khi bắt gà về nuôi từ 2-3h thì chuồng nuôi cần được sưởi ấm trước. Có sẵn máng nước thuốc để gà uống rồi mới thả gà vào quây. Để ngăn chặn ngay việc gà con ỉa phân trắng ta phải cho gà uống thuốc 2-3 ngày liên tục theo 2 cách sau.
Hai cách cho gà con bị ỉa phân trắng uống thuốc
+ Cách 1: Dùng T.Umgiaca 10g; T.Cúm gia súc 10g; Super-Vitamin 10g. Tất cả các thuốc trên pha vào 10 lít nước. Ngày đầu dùng cho 1000 con. Ngày thứ 2 dùng cho 800 con. Ngày thứ 3 dùng cho 600 con. Như vậy nếu cho uống số lượng là 1000 con thì phải tăng dần lượng thuốc từ 10g đến 12g. Đến ngày thứ 3 phải dùng 15g.
+ Cách 2: T.Avimycin 10g; T.Cúm gia súc 10g; Doxivit-Thái 10g cho uống như cách 1. Ngoài ra chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thá. Đây là một chất bổ dưỡng cao cấp dùng trong chăn nuôi cho gà con uống ngay sau khi bắt về chuồng.
Tỷ lệ pha với nước như sau: Sử dụng 5ml chế phẩm pha với 12-15 lít nước cho gà uống cách ngày, sau bữa ăn. Khi gà được 20-25 ngày tuổi có thể hòa trộn chế phẩm với nước rồi trộn với thức ăn sau 15 phút mới cho ăn. Các thành phần như acid amin, vitamin, khoáng vi lượng, các loại men… sẽ giúp gà hấp thu thức ăn tối đa. Đồng thời tăng sức đề kháng, giảm chi chi phí thức ăn từ 7-10% trong tổng chu kỳ nuôi. Như vậy sẽ giúp xuất chuồng sớm hơn từ 5-7 ngày.
Trên đây là những cách phòng và điều trị bệnh đi ỉa phân trắng ở gà con hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp người nuôi giải quyết được những lo lắng trong quá trình chăn nuôi.
Mời độc giả xem thêm tin tức có trong chuyên mục:
Nguồn: Tiepthinongnghiep.com