Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia (KKP), ông Sakti Wahyu Trenggono đã đặt mục tiêu cho thủy sản nước nhà. Đó chính là đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới. Đây là một quyết định đầy táo bạo trong tình hình thế giới hiện nay. Rất nhiều nên kinh tế điêu đứng đo đại dịch. Tuy nhiên đây cũng là một hướng đi đầy hứa hẹn. Có thể trở thành cú bật, điểm mạnh của Indo trong tình hình chung của thị trường thế giới.
Mục tiêu trong phát triển thủy sản của Indonesia
Trong năm 2021, thủy hải sản được dự đoán là một trong số những ngành nghề đáng được đầu tư. TheoBộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia (KKP), ông Sakti Wahyu Trenggono. Indonesia đã đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới. Mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng cách tăng sản lượng sản xuất. Chính là từ mức dưới 1 triệu tấn/năm hiện nay lên mức 16 triệu tấn/năm.
Đây là một mục tiêu lớn trong phát triển thủy hải sản của quốc gia này. Việc phát triển, tăng sản lượng sản xuất cho mặt này sẽ có thể tạo sự thúc thẩy cho toàn nên kinh tế. Điều này cũng tạo tiền đề mạnh mẽ cho việc phát triển các mảng khác trong nên kinh tế. Các tiêu chí về chất lượng được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu cũng tạo một hướng đi mới cho việc sản xuất thủy hải sản.
Hành động nhằm phát triển tôm thẻ chân trắng
Hãng thông tấn của quốc gia này đã đưa tin, Indonesia phải bắt đầu phát triển các ao nuôi tôm mới với tổng diện tích 200.000 ha từ nay đến năm 2024. Đây là những hành động nhằm để đạt được mục tiêu tham vọng nói trên. Hiện sản lượng tôm thẻ chân trắng của Indonesia chưa tới một triệu tấn/năm. Đây là mức thấp hơn Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ.
Bộ trưởng Trenggono nhấn mạnh: “Nếu chúng ta thành công trong việc phát triển 200.000 ha ao nuôi tôm. Theo phân tích kinh tế, hai chu kỳ thu hoạch đạt tổng sản lượng 80 tấn/ha mỗi năm. Nó có thể tạo ra gần 1.200.000 tỷ rupiah”.
Ông Trenggono cho biết mục tiêu phát triển 200.000 ha ao nuôi tôm không chỉ nhằm đưa Indonesia trở thành nhà sản xuất tôm hàng đầu trên toàn thế giới. Mà còn nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc để bảo vệ tài nguyên biển quốc gia. Phát triển bền vững môi trường và kinh tế.
Mục tiêu lớn phát triển thủy sản địa phương
Bên cạnh việc phát triển các ao mới, Bộ trưởng Trenggono tiết lộ. KKP cũng sẽ xây dựng các làng nuôi trồng thủy sản tại một số khu vực nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương.
Ông Trenggono khẳng định hai hoạt động trên là chương trình chủ đạo của KKP. Chúng phù hợp với chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Bộ này cũng đặt mục tiêu nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản. Đó là từ mức mục tiêu 18,44 triệu tấn năm 2020 lên 19,47 triệu tấn vào năm 2021.
Trong khi đó, Tổng cục trưởng Nuôi trồng thủy sản thuộc KKP, ông Slamet Soebjakto cho biết cơ quan này đã đặt ra các mục tiêu và đưa ra các chương trình ưu tiên nhằm tăng năng suất nuôi trồng thủy sản vào năm 2021.
Theo ông Soebjakto, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 bao gồm 7,92 triệu tấn thủy sản và 11,55 triệu tấn rong biển. Ngoài ra, KKP cũng đặt mục tiêu tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy sản xuất cá cảnh. Đây cũng là một mục tiêu mới được đặt ra bên cạnh việc phát triển tôm.
Xem thêm các bài viết khác tại đây.
Nguồn: Bnews.vn