Vải là một trong những loại nông sản có tiềm lực kinh tế cao ở Trung Quốc. Mỗi niên vụ vải hằng năm hầu như đều bội thu sản lượng vải lớn với chất lượng đảm bảo. Ngành vải ở Trung Quốc không chỉ phát triển trong khu vực nội địa mà còn trên thị trường quốc tế. Đến nay, đất nước tỉ dân này sở hữu diện tích đất trồng vải và mức sản lượng vải cao nhất thế giới. Dù vậy, đôi khi việc trồng trọt loại nông sản này cũng gặp một số khó khăn. Điển hình là vấn đề thời tiết. Mới đây, dưới sự ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, ngành vải Trung Quốc tuy có tiềm lực mạnh mẽ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng đáng kể. Dù vậy, nó vẫn được dự đoán sẽ có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là một hiện tượng thời tiết tự nhiên diễn ra khi nước biển lạnh đi so với bình thường. Nó trái ngược với hiện tượng El Nino. La Nina sẽ gây ra tình trạng thời tiết thất thường, với những diễn biến phức tạp và khó lường. Thông thường nó sẽ xảy ra vài lần trong năm. Nó có thể dẫn đến khô hạn ở một số nơi trên thế giới hoặc lượng mưa lớn ở những nơi khác. Hoặc nguy hiểm hơn cả là hàng loạt các cơn bão hay siêu bão,…
Những diễn biến thất thường của La Nina có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về con người, kinh tế. Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp có thể bị tác động rất lớn. Sự thay đổi thất thường của thời tiết tác động rất lớn đến các mùa vụ trái cây. Nó có thể nguy cơ hạn hán, lũ lụt, mất mùa. Trung Quốc là một trong những quốc gia đôi khi cũng chịu ảnh hưởng bởi La Nina. Điển hình là hiện nay, vụ vải mới của Trung Quốc đang đứng trước nhiều bất lợi do hiện tượng La Nina mang lại.
Đánh giá niên vụ sản xuất vải trong những năm gần đây
Hiện nay, ngành vải Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng cao trên thế giới. Vài năm trở lại đây, vải Trung Quốc đã tiếp cận được nhiều nước trên thị trường quốc tế với sản lượng xuất khẩu ấn tượng. Hiện mùa nở hoa đang cận kề, nhưng do La Nina, các khu vực sản xuất chính đang đối mặt nhiều khó khăn. Wang Gaihua, lãnh đạo cơ quan quản lý bộ phận vải tại Guangdong Jieshi Agricultural Technology Co., Ltd., đã đưa ra một số đánh giá về ngành vải Trung Quốc trong những năm gần đây và triển vọng trong tương lai.
Sản lượng vải lớn
Sản lượng vải của Trung Quốc hằng năm đều đạt được con số vô cùng ấn tượng. Ngành vải Trung Quốc cũng được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Diện tích trồng và sản lượng vải của Trung Quốc xếp hạng cao nhất thế giới. Trong đó, diện tích trồng vải của nước này chiếm khoảng 52,6% tổng diện tích trồng vải toàn cầu.
Năm 2018 là năm sản lượng cao kỷ lục với 3 triệu tấn. Chiếm khoảng 61,34% tổng sản lượng vải toàn cầu. Do ra trái quá mức, cây vải không phục hồi hoàn toàn được vào vụ năm 2019. Kèm theo đó là thời tiết bất lợi dẫn tới sản lượng vải năm 2019 giảm mạnh. Đến năm 2020, nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng và tích cực của nông dân mà tỷ lệ đậu quả phục hồi đáng kế. Nhờ vậy, sản lượng vải tăng ấn tượng trở lại, ở mức khoảng 2,55 triệu tấn.
Không bị tác động lớn bởi dịch bệnh
Do ảnh hưởng của COVID -19, một số loại trái cây bị hạn chế về điều kiện sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ. Tuy vậy, ngành vải lại không chịu tác động quá lớn. Cuộc khủng hoảng y tế trong nước giảm bớt trong tháng 4. Trong khi đó, nguồn cung vải chỉ xuất hiện vào giữa tháng 5. Mùa tiêu thụ cao điểm thì kéo dài tới cuối tháng 7. Nền kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn dần phục hồi. Thế nên các loại trái cây ít xuất hiện trên thị trường nông sản. Nhờ vậy, mức độ cạnh tranh giữa vải và các loại nông sản khác suy giảm rõ rệt.
Phát triển các kênh phân phối và xuất khẩu
Ngành vải còn đang làm rất tốt ở các kênh phân phối mới. Thị trường xuất khẩu phát triển mạnh mẽ. Do đó, doanh số năm 2020 khá ấn tượng. Giá bán thậm chí còn cao hơn những năm trước. Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông là các thị trường xuất khẩu vải chính của Trung Quốc. Các nước xuất khẩu khác vẫn đang vật lộn với COVID-19. Thế nhưng tình hình lại được kiểm soát hiệu quả tại Trung Quốc. Nhờ vậy, uy tín ngành được gia tăng, giúp mở rộng thị trường thương mại quốc tế.
Phương thức vận chuyển xuất khẩu vải
Tuỳ vào từng loại vải mà có thể xuất khẩu bằng các phương thức vận chuyển khác nhau. Thông thường, vải được xuất khẩu qua đường biển. Cước vận chuyển của hình thức này khá thấp. Ngoài ra, vải còn được vận chuyển thông qua các chuyến bay chở hàng. Các chuyến bay có thể giảm thời gian logistics từ 30 ngày xuống còn khoảng 2 ngày. Do đó sẽ đảm bảo tốt hơn độ tươi của trái cây. Đồng thời giúp cải thiện mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của quả vải Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
Hiện nhiều loại vải được vận chuyển bởi các chuyến bay chở hàng. Chủ yếu là các loại vải cao cấp như Xianjinfeng, Jinggang Hongnuo, và Lingfengnuo. Một số loại vải phổ thông như Heiye, Feizixiao và Yuhebao thì vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.
Đặc tính của vải khá nhanh hỏng. Do đó, để duy trì chất lượng vải đòi hỏi phải có kỹ thuật cao về sản xuất, thu hoạch, và quản lý logistics. Các kỹ thuật quản lý trồng trọt, việc sử dụng các cơ sở hạ tầng sẽ giúp duy trì độ tươi ngon. Bên cạnh đó, biên độ nhiệt độ của vận chuyển chuỗi lạnh và công nghệ đóng gói sản phẩm đều tác động lớn lên chất lượng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tác động của hiện tượng La Nina đến vụ mùa vải mới
Hiện ác khu vực trồng vải chính đã bước vào niên vụ vải mới trong năm nay. Các giống vải thu hoạch sớm như Sanyuehong đã nởi hoa. Giống Feizixiao đã bắt đầu cho đậu quả. Tuy nhiên đều bị tác động mạnh bởi La Nina và thời tiết khá bất thường. Trong tháng 10, trời mưa và không đủ ánh nắng nên chất lượng ra hoa bị tác động phần nào. Đồng thời, tình hình này có thể châm ngòi cho dịch bệnh và côn trùng. Các yếu tố bất lợi về thời tiết gây ảnh hưởng đáng kể đến vụ vải mới của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, ngành nông sản Trung Quốc nói chung và ngành vải nói riêng đã được quan tâm cải thiện đáng kể. Nhà cung cấp dịch vụ công nghệ xử lý nông sản – Jieshi Nongke đã có nhiều nỗ lực để đưa ra các giải pháp tối ưu cho ngành sản xuất nông sản.
Thứ nhất, thời tiết bất thường tác động lớn tới năng suất. Tình trạng này vốn thường được phản ánh ngay từ quá trình ra hoa và đậu quả. Hiện họ đang nghiên cứu cách cải thiện sức khỏe cây trồng và khả năng kháng cự thời tiết bất lợi trong các giai đoạn quan trọng. Qua đó cải thiện tỷ lệ ra hoa và đậu quả, đảm bảo năng suất. Thứ hai là cung cấp giải pháp công nghệ sinh học cho toàn bộ chu kỳ sản xuất. Đồng thời, giảm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Mục đích nhằm giúp hoạt động trồng vải thân thiện môi trường, an toàn và ngon hơn.
Tiềm năng phát triển của ngành vải Trung Quốc trong tương lai
Thị trường vải Trung Quốc đang ngày càng mở rộng và tiếp cận nhiều nước trên quốc tế. Sản lượng xuất khẩu hằng năm cũng gia tăng ở mức ổn định. Bên cạnh đó, chính phủ cũng hỗ trợ lớn cho ngành này. Kể từ khi thiết lập hệ thống công nghệ vải và nhãn trên toàn quốc, nhiều nỗ lực đã được triển khai để hỗ trợ cho các khu vực sản xuất và cải thiện giống. Ngoài ra còn cải tiến các kỹ thuật trồng, sử dụng đầu vào nông nghiệp, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, tập huấn người trồng và đào tạo kinh tế. Do đó, ngành vải Trung Quốc có lợi thế phát triển vô cùng tốt.
Trung Quốc có tổng cộng 7 khu vực trồng vải chính. Bao gồm Hải Nam với vải thu hoạch siêu sớm; miền tây Quảng Đông và tây nam Quảng Tây với giống vải thu hoạch sớm; miền trung Quảng Đông và miền nam Quảng Tây cho vải thu hoạch bình thường; miền nam Phúc Kiến cho vải thu hoạch muộn; miền nam Tứ Xuyên cho loại vải thu hoạch siêu muộn và vùng đồng bằng Vân Nam. Sự phát triển khép kín của các ngành sơ cấp, thứ cấp và giáo dục đã bắt đầu tăng tốc. Dự đoán trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm tới, ngành vải Trung Quốc có thể phát triển vượt trội hơn nữa. Mô hình khép kín của toàn chuỗi ngành có thể đưa vị thế của ngành vải Trung Quốc lên tầm cao mới trên thị trường quốc tế.
Xem thêm:
Nguồn: gappingworld.com