
Thái Lan từng là quốc gia giữ ngôi vương trong ngành sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới. Sau đó, nước này đã bị vượt mặt bởi Ấn Độ và bị thụt hạng về vị trí. Dù thế, lúa gạo Thái lan vẫn được đánh giá rất cao và có độ phổ biến rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một số loại gạo nổi tiếng thơm ngon của Thái Lan như:: gạo Hom Mali (Jasmine Thái), gạo nếp, gạo lứt,… Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan có phần suy giảm. Để củng cố cho vị thế và uy tín của mình trên quốc tế, Thái Lan đã đề kế hoạch phát triển 5 năm cho việc nghiên cứu và phát triển ngành lúa gạo để gia tăng năng suất gạo đạt mức tối ưu nhất.
Năng suất lúa gạo Thái Lan suy giảm
Hiện nay, năng suất lúa của Thái Lan đang có phần yếu thế hơn các nước khác. Cụ thể, năng suất của Thái Lan thấp hơn nhiều so với Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ. Thậm chí cường quốc xuất khẩu gạo này còn thấp hơn cả các nước láng giềng mới nổi như Myanmar, Lào, Campuchia và Malaysia.
Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên do khiến xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm mạnh có thể là do hạn hán nghiêm trọng trong mùa gieo trồng. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng COVID-19. Tình hình dịch bệnh làm suy yếu nhu cầu toàn cầu. Xuất khẩu gạo Thái Lan từ đó cũng gặp nhiều khó khăn. Dự kiến tình hình sẽ cải thiện trong niên vụ tiếp theo.

Ngoài ra còn có một số vấn đề quan trọng chưa được giải quyết. Chúng có thể gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Thái Lan về lâu dài. Trong đó bao gồm sự tăng giá của đồng baht, cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới,. Chưa kể còn có năng suất thấp. Đồng thời, Thái Lan bị tụt hậu trong việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa cao sản. Trước tình hình đó, việc gia tăng năng suất lúa gạo trong các niên vụ tới rất quan trọng.
Ngành gạo Thái Lan trong niên vụ 2020/21
Việc phát triển giống lúa tại Thái Lan có phần tụt hậu so với các nước khác. Cụ thể, Thái Lan chỉ phân bổ 200 triệu Baht/năm cho R&D phát triển giống lúa. Mức chi phí này thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Chi phí cho việc phát triển giống lúa của Việt Nam lên tới 100 triệu USD (3 tỷ Baht). Thế nên, việc tăng chi tiêu R&D cho giống lúa đang vô cùng cần thiết. Mục đích là để tăng năng suất lên 3,75 tấn/ha. Do đó, Thái Lan có dự định gia tăng chi phí đầu tư để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trong niên vụ 2020/21 vừa qua, Thái Lan ước tính đạt 500 triệu tấn sản lượng gạo thương phẩm. Sản lượng tăng từ 497 triệu tấn so với niên vụ 2018/19. Năng suất trung bình 4,6 tấn/ha, tăng từ 4,5625 tấn/ha trong niên vụ trước. Thái Lan dự báo sản xuất 20 triệu tấn gạo thành phẩm trong niên vụ 2020/21. Năng suất trung bình 2,8 tấn/ha. Năng suất lúa của Thái Lan thấp hơn nhiều so với Việt Nam (5,8375 tấn/ha), Indonesia (4,781 tấn/ha), Ấn Độ (4,02 tấn/ha), Trung Quốc (7,05 tấn/ha) và Mỹ (8,5 tấn/ha). Năng suất lúa Thái Lan cũng thấp hơn các nước láng giềng: Myanmar (4,02 tấn/ha), Lào (3,24 tấn/ha), Campuchia (2,89 tấn/ha) và Malaysia (4,01 tấn/ha). Năng suất lúa của Thái Lan đã bị nhiều đối thủ vượt mặt. Do đó cần có các kế hoạch chiến lược cải thiện và phát triển.
Các loại gạo được tập trung phát triển
Trong kế hoạch chiến lược 5 năm cho ngành gạo (2020 – 2024), Thái Lan sẽ tập trung vào 7 loại gạo. Trong đó bao gồm: gạo Hom Mali Thái, gạo thơm Thái Lan, gạo trắng mềm cơm, gạo trắng cứng cơm, gạo đồ, gạo nếp, và gạo đặc sản.

Ngoài ra, Thái Lan cũng tiến hành phân thị trường gạo thành 3 loại riêng biệt. Cụ thể là gạo Thái Hom Mali và gạo thơm cho thị trường cao cấp; gạo trắng mềm cơm, gạo trắng cứng cơm và gạo đồ cho thị trường phổ thông; gạo nếp và gạo chất lượng đặc sản cho thị trường gạo đặc sản. Tuỳ vào từng thị trường gạo sẽ có những kế hoạch đầu tư phát triển khác nhau.
Thái Lan phát triển ngành gạo cả thị trường nội địa lẫn quốc tế
Kế hoạch cũng đề cao việc nâng cấp hiệu quả logistics. Mục tiêu nhằm giảm chi phí xuất khẩu. Đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh của Thái Lan trên trường quốc tế. Thị trường nội địa của ngành gạo Thái Lan cũng được chú trọng. Chiến lược hướng đến việc kích hoạt sự cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất nội địa. Đồng thời phát triển nguồn cung trong nước. Bộ Thương mại muốn hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp để tư vấn cho nông dân cách trồng lúa. Từ đó nghiên cứu và phát triển giống lúa gạo đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác với các khách hàng tiềm năng cũng sẽ được chú trọng. Điều này nhằm đảm bảo thị trường tiêu dùng ổn định. Đồng thời, xu hướng về giá của ngành gạo Thái Lan cũng sẽ bình ổn hơn.
Nâng cao hệ thống hỗ trợ trồng trọt
Ngoài các chiến lược trên, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ cho trồng lúa gạo cũng được nâng cao. Ông Charoen Laothammatas, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã đưa ra các đề xuất. Cụ thể, chính phủ cần tăng đầu tư vào phát triển hệ thống thủy lợi. Đồng thời cải thiện các hoạt động sau thu hoạch. Sản xuất lúa gạo thường niên cần được quản lý bài bản. Điều này nhằm tránh tình trạng dư cung.
Theo ông Charoen cho hay việc Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu hay không không quan trọng. Quan trọng là cách thúc đẩy nhu cầu đối với gạo Thái Lan trên thị trường thế giới. Đồng thời duy trì tính ổn định về giá. Trước mắt Thái Lan đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu gạo để đảm bảo vị thế của mình.
Cập nhật các thông tin khác trong chuyên mục:
Nguồn: gappingworld.com