Thanh long Indonesia đạt chuẩn xuất khẩu, “xâm nhập” vào Trung Quốc

5 phút, 6 giây để đọc.

Khi nhắc đến thanh long, mọi người thường nghĩ ngay đến các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Thái Lan. Song, Indonesia cũng là một trong những cái tên có quy mô sản xuất thanh long dù không lớn bằng nhưng cũng khá rộng rãi. Không quá nổi trội trên thị trường quốc tế nhưng thanh long tại Indonesia lại rất được người bản địa ưa chuộng. Do đó, loại nông sản này chiếm phần lớn diện tích sản xuất trên cả nước. Không thua kém các nước khác, thanh long của Indonesia cũng sở hữu nhiều loại nhân giống khác nhau. Mới đây, thanh long Indonesia đã từng bước thâm nhập vào Trung Quốc – thị trường tiêu thụ thanh long hàng đầu thế giới. Việc Trung Quốc cấp phép nhập khẩu là cơ hội giúp thanh long Indonesia có cơ hội phát triển tiềm lực kinh tế.

Tìm hiểu về thanh long

Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả. Nó cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Quả có hình bầu dục, có nhiều tai ngoe. Khi còn non vỏ có màu xanh, khi chín sẽ chuyển qua màu đỏ. Quả có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa). Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa. Trọng lượng trái trung bình khoảng trên 500g. Có trái lên đến 1kg – 1,3kg. Thường trái 300g là có thể xuất khẩu.

Quả của thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học như sau:

  • Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
  • Hylocereus costaricensis (đồng nghĩa: Hylocereus polyrhizus) thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
  • Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
  • Hylocereus undatus costaricensis thuộc chi Hylocereus, ruột tím hồng với vỏ hồng hay đỏ.

Quy mô sản xuất thanh long tại Indonesia

Thanh long là một trong những loại nông sản có quy mô sản xuất khá lớn tại Indonesia. Việc trồng thanh long tại nước ngày đang ngày càng mở rộng từ năm 2000. Sản xuất thanh long hiện bao phủ gần như toàn bộ các vùng trên cả nước. Trong đó, Jember, Pasuruan, Malang, Lumajang và Banyuwangi tại East Java là các vùng sản xuất chính.

thanh long Indonesia
Thanh long là nông sản được trồng phổ biến tại Indonesia

Phần lớn thanh long của Indonesia được tiêu dùng nội địa. Chỉ một phần sản lượng nhỏ được xuất khẩu. Những người trồng thanh long Indonesia có thể cung cấp cho thị trường gần như quanh năm. Có nhiều loại thanh long được nhân giống khác nhau. Trong đó, thanh long ruột đỏ là loại phổ biến nhất. Đồng thời, nó cũng là sự lựa chọn ưa chuộng của nhu cầu nội địa. Thế nên, giá trị kinh tế khá cao.

Thanh long Indonesia mở rộng thị trường sang Trung Quốc

Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo một số loại thanh long tươi từ Indonesia đáp ứng các yêu cầu vệ sinh kiểm dịch tăng cường và hiện được phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Các loại trái cây được phê duyệt lần này là thanh long ruột tím (Hylocereus costaricensis), thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) và thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus).

thanh long Indonesia
Thanh long ruột trắng, ruột đỏ, ruột tím của Indonesia được phê chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo thông báo này, việc phân loại, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thanh long tới Trung Quốc phải được kiểm tra bởi Cơ quan Kiểm dịch Thực phẩm Indonesia hoặc các cá nhân được tổ chức này ủy quyền.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu nhờ Trung Quốc

Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu thanh long của Trung Quốc khá cao. Thanh long Việt Nam chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất thấp, Tuy nhiên, Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra các tiêu chuẩn nông sản Việt Nam từ đầu năm 2020. Thế nên xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh. Bên cạnh đó còn có Đài Loan, đã đảm bảo quyền tiếp cận thị trường thanh long tại Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, so với dứa, táo đường và táo sáp, thanh long chỉ chiếm một phần nhỏ trong thương mại trái cây trực tiếp. Indonesia hoàn toàn có cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ thanh long sau khi được phê chuẩn tiến vào Trung Quốc.

thanh long Indonesia
Indonesia có khả năng cung ứng thanh long quanh năm, thích hợp với nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc

Nhu cầu tiêu thụ thanh long ở Trung Quốc rất cao. Đây là một cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu Indonesia tận dụng. Diện tích trồng thanh long nội địa của Trung Quốc tăng mạnh, hơn 10 lần chỉ trong vòng vài năm gần đây. Quảng Tây có sản lượng thanh long cao nhất trong số các tỉnh của Trung Quốc. Diện tích trồng thanh long và sản lượng dự kiến đạt lần lượt 20.000 ha và 500.000 tấn trong năm 2020. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành, sản lượng thanh long Trung Quốc chủ yếu là thanh long ruột đỏ. Mùa cung cấp chủ yếu lại chỉ tập trung trong nửa cuối năm 2020. Trong khi đó, Indonesia có thể cung ứng Indonesia quanh năm. Điều này hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sản lượng của Trung Quốc.

Cập nhật các thông tin khác trong chuyên mục:

Nguồn: gappingworld.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Đánh đuổi cỏ dại – kẻ thù hàng đầu trong thâm canh lúa

Cỏ dại luôn là kẻ thù hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Nhưng khi …
Xem Chi Tiết

Bệnh đạo ôn – căn bệnh đe dọa năng suất lúa của nhà nông

Cùng với lúa mì, bắp, khoai mì và khoai tây, cây lúa cũng là một loại cây lương thực quan …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh phồng lá chè và các biện pháp phòng – trị

Chè xanh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Hiện nay cùng có diện tích chồng …
Xem Chi Tiết

Hoa hồng và căn bệnh phấn trắng đầy mối nguy hại

Hoa hồng là loài cây hoa cảnh được nhiều người ưa chuộng. Cây rất ưa nắng và thích nghi tốt …
Xem Chi Tiết

Các loại cây có múi và căn bệnh vàng lá cần phòng tránh

Hiện nay có rất nhiều loại cây trồng ra quả có múi như Cam, Quýt, Bưởi… hầu hết đều được …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông giải cứu bắp cải khỏi căn bệnh gân đen

Bắp cải hay cải bắp là một loại rau chủ lực trong họ Cải, phát sinh từ vùng Địa Trung …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết