Các cách phòng và trị bệnh cho cá lúc giao mùa

4 phút, 13 giây để đọc.

Thời điểm giao mùa luôn là thời điểm nhậy cảm nhất cho sức khỏe của cá. Đây là lúc các loại cá thường gặp phải một số bệnh phổ biến. Ví dụ như Bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy my, bệnh trùng mỏ neo. Vậy đâu là cách phòng và trị bệnh cho cá lúc giao mùa. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây. Để cập nhật cho mình những kiến thức cần thiết nhất trong chăm sóc cá thời điểm này. 

Các bệnh thường gặp của cá lúc giao mùa

Giống như con người vậy, cá ở thời điểm giao mùa cũng rất dễ bị bệnh. Nếu như bạn không chăm sóc tốt hoặc có biện pháp phòng trị bệnh hợp lý thì rất dễ dẫn đến dịch bệnh lan rộng. Ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng mà còn là sản lượng cá. Vậy nên hãy thực sự để ý tình hình cá của mình vào thời điểm này. Để có các biện pháp kịp thời trị bệnh khi mới xuất hiện.

Vào thời điểm giao mùa cá nuôi thường mắc một số bệnh như: Bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy my, bệnh trùng mỏ neo… Dưới đây là cách phòng trị bệnh:

1. Bệnh đốm đỏ

Đây là một loại bệnh thường xuất hiện quanh năm. Sẽ tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5) mùa thu (tháng 8 – 10) khi nhiệt độ nước 25 – 300C.

Các cách phòng và trị bệnh cho cá lúc giao mùa
Bệnh đốm đỏ ở cá

– Biểu hiện bệnh:

+ Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần, thường gặp ở cá trắm cỏ.

+ Thường tỷ lệ chết từ 30 – 70%.

– Hướng dẫn cách phòng bệnh:

+ Cần bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá trước mùa bệnh: Đối với cá giống dùng 4 gam/1kg cá/1 ngày, với cá thịt liều lượng là 2 gam/1kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.

+ Trước khi thời tiết chuyển mùa cần dùng thuốc Tiên Đắc trước một tháng để phòng bệnh cho cá, lượng dùng 50 gam/250kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.

Hướng dẫn cách trị bệnh: Dùng thuốc Tiên đắc 50 gam/50kg cá/1 ngày, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục, thuốc được trộn vào thức ăn nấu chín để nguội hoặc trộn vào thức ăn tổng hợp trước khi cho ăn từ 30 – 60 phút. Đây là một cách rất hiệu quả thường được nhiều nguồi nuôi cá áp dụng.

2. Bệnh xuất huyết do vi rút

Đây cũng là một loại bệnh xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên thường xuất hiện mạnh vào thời điểm giao mùa.

Các cách phòng và trị bệnh cho cá lúc giao mùa
Cá nhiễm bệnh do Vi rút

– Biểu hiện của bệnh:

+ Đại bộ phận da cá xuất huyết, vẩy rụng, gốc vây bụng, ngực, vây lưng, các tia vây rách nát cụt dần, có lúc ruột xuất huyết, lỗ hậu môn bị xuất huyết.

+ Trường hợp bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi lên trên thành vuông góc với mặt nước, cá nhanh chóng chết hàng loạt.
Phòng bệnh: tương tự như đối với bệnh đốm đỏ.

3. Bệnh trùng mỏ neo

Một loại bệnh xuất hiện quanh năm ở cá. Tuy nhiên thời điểm giao mùa, cá yếu hơn do thay đổi thời tiết, vậy nên dẽ dàng bị tấn công.

Các cách phòng và trị bệnh cho cá lúc giao mùa
Trùng mỏ neo trên cá

Biểu hiện bệnh: Cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm. Trùng hút dinh dưỡng nên cá gầy yếu.

Hướng dẫn cách phòng bệnh:

+ Cần giữ nước ao sạch sẽ không dùng nguồn nước ở các ao bị bệnh đưa vào ao nuôi.

+ Có thể Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước để diệt trùng mỏ neo có trong ao.

4. Bệnh nấm Thủy my

Đây là một loại bệnh thường xuất hiện do môi trường sống bất lợi đối với cá.

Các cách phòng và trị bệnh cho cá lúc giao mùa
Bệnh nấm Thủy my trên cá

– Bệnh xuất hiện ở những ao tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. Động vật thủy sản đánh bắt, vận chuyển bị sây sát.

– Bệnh phát mạnh vào mùa xuân khi nhiệt độ từ 180C – 250C.

– Phòng bệnh như bệnh đốm đỏ, áp dụng biện pháp tổng hợp, thường xuyên quản lý ao hồ, thao tác đánh bắt nhẹ nhàng tránh sây sát, chọn giống cá có sức đề kháng tốt, giống miễn dịch tự nhiên.

Xem thêm các bài viết hữu ích tại đây.

Nguồn: Vietlinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Đẩy mạnh cấy lúa bằng máy giúp cây trồng thích ứng với thời tiết

Hiện nay phương pháp cấy lụa bằng máy dần trở nên phổ biến khi điều kiện khí hậu của nước …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết