Mô hình trồng nấm rơm trong nhà tận dụng nguồn rơm rạ sau vụ lúa

6 phút, 11 giây để đọc.

Nấm rơm là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều công dụng thần kì đối với sức khỏe người sử dụng. Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, hay còn được biết đến với tên gọi khác là nấm mũ rơm. Đây là một loài nấm thuộc họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Điều này giúp người nông dân có thể tận dụng nguồn rơm rạ còn thừa sau vụ lúa. Việc trồng nấm rơm còn tránh được việc đốt rơm rạ sau mùa vụ, giảm thiểu khí thải ra môi trường. Đồng thời giúp tránh khỏi tình trạng ngộ độc đất ảnh hưởng đến sản lượng của vụ lúa sau.

Nấm rơm loại thức ăn đồng quê

Hẳn ai trong chúng ta sinh ra và lớn lên ở đồng quê đều đã một lần thưởng thức nấm rơm. Nấm rơm vốn là loại lành không độc, lại bổ dưỡng nên được sử dụng làm thực phẩm phổ biến, nhưng ít ai biết rằng đây là một loại thuốc quý có tác dụng chữa rất nhiều bệnh.

Những cơn mưa cuối mùa gợi tôi nhớ về những ngày cùng đám bạn lang thang nhặt nấm trên những ụ rơm quanh nhà, nhớ về bát canh nấm rơm vừa mát vừa bổ mà bà nấu cho tôi năm nào…

Mùa vụ trồng nấm rơm

Việc trồng nấm rơm trong nhà không bị ảnh hưởng bị bởi nắng mưa. Việc trồng nấm rơm trong nhà có thể làm từ 6 – 8 vụ/năm. Rơm nguyên liệu giảm, năng suất tăng nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Người nông dân trồng nấm rơm sau vụ lúa
Người nông dân trồng nấm rơm sau vụ lúa

Kiên Giang là tỉnh có đất trồng lúa lớn nhất ĐBSCL, với trên 300.000ha. Trong đó nhiều diện tích trồng được 2 – 3 vụ/năm. Sau khi thu hoạch lúa xong, nguồn rơm rạ thường được đốt hoặc bỏ luôn tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Nhất là khi thâm canh tăng vụ, thời gian cách ly giữa các vụ rất ngắn. Chỉ khoảng 20 ngày nên rơm rạ không kịp phân hủy, gây ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ tiếp theo.

Khó khăn trong việc nuôi trồng nấm rơm tại Kiên Giang

Để khắc phục tình trạng này, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã hỗ trợ nông dân triển khai mô hình máy thu rơm, cuộn lại thành bánh (bó). Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết. Máy thu rơm sử dụng công nghệ của Trung Quốc. Loại gắn vào đầu máy kéo, có giá 60 triệu đồng/máy, trong đó trung tâm hỗ trợ 20 triệu đồng. Máy có thể thu được 3 – 4 ha/ngày từ nguồn rơm do máy gặt đập thải ra trên đồng ruộng.

“Với máy cuốn rơm, nông dân hạn chế việc đốt đồng, giảm ô nhiễm khói bụi. Đồng thời việc vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị cho vụ lúa tiếp theo cũng dễ đàng hơn. Tránh được hiện tượng ngộ độc hữu cơ do rơm ra không kịp phân hủy. Do đó, thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ thêm loại máy này cho nông dân”, ông Nguyên cho biết thêm.

Từ nguồn rơm rạ do máy thu rơm mang về. Trạm Khuyến nông huyện Tân Hiệp đã hỗ trợ nông dân triển khai mô hình trồng nấm rơm trong nhà. Anh Cao Hoàng Anh, nông dân ở xã Thạnh Đông A tham gia mô hình chia sẻ. “Trồng nấm rơm trong nhà có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với làm ngoài trời. Nhưng bù lại năng suất cao và làm được nhiều vụ/năm nên hiệu quả kinh tế hơn hẳn”.

Chi phí đầu tư trang thiết thị kỹ thuật

Đầu tư khung, nhà trồng nấm rơm
Đầu tư khung, nhà trồng nấm rơm
Tận dụng nguồn rơm sau mùa gặt để trồng nấm
Tận dụng nguồn rơm sau mùa gặt để trồng nấm

Theo tính toán của anh Hoàng Anh, để làm 250m2 nhà trồng nấm. Tổng chi phí khoảng 36 triệu đồng, gồm cây, tôn làm mái che, mô tơ bơm nước, hệ thống máy phun sương, nhiệt kế… Nhờ đó, việc trồng nấm sẽ chủ động hơn, tiết kiệm được công lao động. Kiểm soát tốt yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ và không bị phụ thuộc vào thời tiết như khi trồng nấm rơm ngoài trời. Thời gian sử dụng được 3 năm, mỗi năm làm được 6 vụ. Tính ra chi phí tăng thêm là 2 triệu đồng/vụ.

Kỹ thuật trồng nấm rơm

Về kỹ thuật trồng nấm, nông dân tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ, tập huấn hội thảo ngay từ đầu vụ. Trồng nấm trong nhà nên rơm có thể chất mô theo luống. Chất trên kệ tầng hoặc chất từng cây đứng (chất quanh cọc) để tiết kiệm không gian.

Qua thực tế sản xuất, anh Hoàng Anh chia sẻ. “Nấm rơm cần nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển tốt ở giai đoạn ủ tơ là 33 – 35oC và 28 – 30oC. Độ ẩm không khí trong nhà nấm khoảng 80 – 90% và rơm ủ là 65 – 70%. Nắm rơm bóp nhẹ nếu có nước rịn ra ở kẽ tay là vừa.

Sau khi ủ rơm người dân tiến hành chất nấm
Sau khi ủ rơm người dân tiến hành chất nấm

Sau khi rơm đã được ủ chín đúng kỹ thuật thì tiến hành cấy meo (chất nấm). Khoảng 8 – 11 ngày thì có quả thể. Nấm lớn rất nhanh, cần theo dõi thường xuyên để thu hoạch đúng giai đoạn khi nấm hình trứng. Mỗi được chất nấm thu hoạch được 2 đợt, cách nhau khoảng 7 – 8 ngày”.

Ước tính sản lượng thu hoạch nấm rơm trồng trong nhà

Với diện tích 250m2 nhà, mỗi vụ gia đình anh Hoàng Anh thu hoạch được khoảng 750kg. Sản lượng này cao gần gấp đôi so với cách ủ ngoài trời. Trong khi đó lượng rơm nguyên liệu lại giảm, chỉ 7 – 8 kg rơm/kg nấm. So với ủ ngoài trời cần tới 10kg rơm. Nấm thương phẩm tiêu thụ khá thuận lợi, chủ yếu bán ăn tươi. Thương lái đến tận nơi thu mua với giá 60.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi vụ chất nấm gia đình anh Hoàng Anh thu lợi nhuận gần 20 triệu đồng. Nếu giá cả ổn định và năng suất tương đương thì ước tính với 6 vụ nấm/năm. Nguồn thu mang lại cho gia đình anh hơn 110 triệu đồng/diện tích 250m2.

Nấm bắt đầu được thu hoạch
Nấm bắt đầu được thu hoạch

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo. Để đánh giá hiệu quả về mô hình “Trồng nấm rơm trong nhà”. Thu hút nhiều nông dân trong vùng tham gia. Mạnh dạn đầu tư học hỏi và làm theo mô hình. Từ đó, nguồn rơm nguyên liệu cũng trở nên hút hàng. Dịch vụ máy cuốn rơm làm không hết việc mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc

Hoa họ cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế …
Xem Chi Tiết

Bệnh rỉ sắt – một trong những căn bệnh phổ biến ở hoa hồng

Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng và hoa hồng cũng không ngoại lệ …
Xem Chi Tiết

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây ra tác hại không nhỏ đến cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A. Đặc biệt là giàu lycopeme tốt …
Xem Chi Tiết

Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta …
Xem Chi Tiết

Cứu chữa sản lượng khoai tây khỏi căn bệnh héo vàng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết
Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó …
Xem Chi Tiết