Cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc vào mùa đông

6 phút, 44 giây để đọc.

Việc dự trữ thức ăn vào mùa đông cho vật nuôi là điều hết sức cần thiết. Bởi thời tiết có thể xảy ra những đợt rét đậm, rét hại. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất cũng như chăn nuôi. Chính vì thế, mỗi gia đình cần phải ý thức tự giác chuẩn bị những nguồn thức ăn cho gia súc để dự trữ vào mùa đông. Hãy cùng tìm hiểu những loại thức ăn có thể để được lâu dài. 

Nguồn thức ăn cho gia súc vào mùa đông sẽ có 2 loại chính đó là ủ chua thức ăn xanh và rơm.

Nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp thức ăn bằng ủ chua 

Ủ chua chính là kỹ thuật bảo quản thức ăn xanh. Nhờ quá trình thực hiện lên men yếm khi. Sau đó, tạo ra axit lactic cùng với các axit hữu cơ khác.

Chính vì thế mà độ pH của thức ăn ủ xuống sẽ còn 4,5. Ở độ pH này hầu hết các loại vi sinh vật và các men (enzym) chứa trong thực vật đều bị ức chế. Vì vậy, thức ăn ủ chua có thể bảo quản được lâu dài.

Cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc vào mùa đông
Cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc vào mùa đông

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu khá đơn giản để ủ chua thức ăn thô xanh sẽ bao gồm: 100 kg cỏ trồng hoặc cỏ tự nhiên, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn… Bột ngô hoặc cám 2-3 kg (không bị ẩm, mốc…). Muối ăn 0,5 kg.

Hướng dẫn cách thực hiện

Quá trình tiến hành để ủ thức ăn bằng cách rải từng lớp thức ăn đã chặt ngắn dày 20cm, rắc nguyên liệu bổ sung và nén chặt. Cứ làm từng lớp đến khi đầy hố ủ, rải một lớp rơm khô 5-7cm lên trên bề mặt và đóng kín hố ủ. Chú ý trong quá trình ủ cần nén trên toàn bộ bề mặt, nén xung quanh và các góc của hố ủ. Thao tác ủ càng nhanh càng tốt, sau đó đóng kín hố ủ ngay. Che chắn, bảo quản hố ủ nơi dâm mát, tránh mưa, nắng và chuột cắn làm hỏng hố ủ.

Thức ăn ủ chua được lấy lần lượt từ trên xuống dưới. Với lượng cần thiết đủ cho mỗi lần ăn. Sau mỗi lần lấy thức ăn ra cần che đậy ngay hố ủ lại để tránh mưa, nắng.

Sau 1 tháng ủ thành công có thể mang ra cho gia súc sử dụng. Vào những ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ. Sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 – 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Trâu, bò: 7-12 kg/con/ngày, bê, nghé: 4-7 kg/con/ngày. Ngoài ra cho ăn thêm cỏ xanh và rơm.

Cung cấp thức ăn bằng ủ chua 
Cung cấp thức ăn bằng ủ chua

Mẹo ủ chất lượng 

Khi cỏ được thu hoạch về cần phải băm nhỏ hay thái thành từng đoạn 7cm. Sau đó đem đi phơi tái (hoặc phơi trước khi băm). Khi cỏ có độ ẩm khoảng 65-70% là phù hợp để đem ủ.

Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau. Cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám. Sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ.

Đối với túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trộn đều cho vào túi ủ càng nhanh càng tốt, cho từng lớp từ 15 – 20cm, nén chặt. Chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc. Sau đó tiếp tục cho các lớp khác cho đến khi đầy túi thì dùng dây buộc chặt lại, ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián… cắn thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, hỏng thức ăn.

Đối với hố ủ: Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ. Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như đem vào túi ủ. Khi đầy hố thì phủ thêm 1 lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín. Đảm bảo không khí và nước mưa không vào.

Bổ sung nguồn thức ăn cho gia súc

Ở nước ta phần lớn là diện tích trồng lúa. Vì thế mà lượng ra sản xuất ra mỗi mùa vụ khá nhiều. Tận dụng nguyên liệu để làm nguồn thức ăn chính trong chăn nuôi khá phù hợp. Thành phần của rơm chứa giày carbohydrate. Nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho các loại gia súc nhai lại.

Chuẩn bị nguồn thức ăn cho gia súc

100kg rơm (rơm cần phải phơi khô, sạch, có màu vàng sáng, không nấm mốc). 100 lít nước, 2kg ure, 2kg vôi bột.

Dụng cụ cần phải có là xô, thùng tưới hoa sen, bạt ni lông.

Bên cạnh đó, cần có hố ủ và túi ủ cũng như tương tự với ủ chua thức ăn xanh.

Hố ủ và túi ủ tương tự như ủ chua thức ăn xanh.

Các dụng cụ khác gồm cân 1 chiếc, chậu to 2-3 chiếc, ô doa 1 chiếc để tưới nước cho đều. Nếu không có ô doa thì dùng gáo nhựa dội qua rổ thưa, dây cao su để buộc miệng bao tải, 1 mảnh nilon đủ rộng.

Các bước tiến hành ủ rơm với urê và vôi
Các bước tiến hành ủ rơm với urê và vôi

Tiến hành ủ rơm với urê và vôi

Cân rơm, tính lượng urê, vôi và nước cần thiết. Urê và vôi được hòa tan trong nước cho đều. Nếu rơm tươi thì không hòa urê và vôi vào trong nước.

– Nếu ủ trong hố thì rải từng lớp rơm mỏng khoảng 20 cm rồi tưới nước urê/vôi sao cho thật đều, đảo qua đảo lại cho ngấm đều rồi nén chặt, tiếp tục trải một lớp rơm và nước, lại nén chặt. Làm lần lượt cho đến khi hết lượng rơm cần ủ. Sau đó phủ bao ni lông lên cho thật kín, không để không khí, nước mưa ở ngoài lọt vào và khí NH3 ở trong bay ra.

– Nếu ủ trong túi thì rải từng lớp rơm dày khoảng 20 cm, sau đó tưới nước urê và vôi đã hòa tan cho thấm ướt đều, không dội quá nhiều làm thừa nước urê gây lãng phí. Lần lượt như vậy tới khi hết lượng rơm cần xử lý. Các lớp ở dưới nên tưới ít hơn các lớp trên vì nước dư thừa sẽ thấm xuống dưới. Sau khi rơm được tưới đều thì cho chúng vào túi ủ, nén thật chặt rồi dùng dây cao su buộc. Đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián… cắn thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm hỏng thức ăn.

Sử dụng cho nguồn thức ăn cho gia súc

Sau khi đã ủ hơn 10 ngày, có thể lấy rơm đã ủ cho gia súc ăn. Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra chất lượng rơm ủ chất lượng tốt. Có màu vàng đậm, ẩm đều, rơm mềm, có mùi nồng của ammoniac, không mốc và không ứ đọng nước trong hố ủ.

Chú ý khi lấy rơm ra khỏi hố: lấy lần lượt, sạch, gọn theo từng góc của hố ủ. Để rơm ra khỏi hố khoảng 30 phút rồi mới cho gia súc ăn.

Nếu gia súc ăn rơm ủ lần đầu, cần tập cho ăn ít một, bằng cách trộn với cỏ tươi để cho quen sau đó mới tăng dần lượng, có thể cho gia súc ăn từ 1 – 3 kg/con/ngày.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết