Điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật giống của cây trám trắng

4 phút, 20 giây để đọc.

Cây trám trắng là một cây thuốc quý. Lá kép có 3 – 6 đôi lá chét, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới xanh đậm, cả hai mặt đều không có lông. Hoa mọc ở ngọn cành; lá bắc con hình vẩy. Cụm hoa chùm kép. Hoa đơn tính; hoa đực có 6 nhị; hoa cái có bầu phủ lông nâu với vòi nhụy ngắn và đầu nhụy chia 3 thùy. Quả hạch nhọn hai đầu, màu vàng nhạt, hạch dày, nhẵn. Ra hoa tháng 1 – 2, quả chín tháng 6 – 7.

Là cây gỗ lớn cao 7 – 8m, nhựa màu trắng, đục và thơm. Là cây đa tác dụng, cho quả, gỗ và nhựa dùng làm thực phẩm, mứt, nước giải khát, làm thuốc ho, giải độc và giải rượu. Gỗ trám sử dụng làm gỗ dán lạng và đóng đồ mộc thông thường.

Nhựa trám trắng dùng để chế keo, sơn, véc ni, xà phòng và làm hương. Trồng trám ghép sau 4 năm cho quả, năm thứ 10 thâm canh tốt cho năng suất 50 – 100 kg quả/cây/năm.

Điều kiện gây trồng cây trám trắng

Vùng trồng cây trám trắng được quy định cho các tỉnh thuộc vùng Tây bắc, Trung tâm, Đông bắc bộ, các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Định và hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum nơi có độ cao so với mặt biển từ 100-800m, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000mm.

Cây trám cần một số điều kiện để tiêu chuẩn để sinh trưởng
Cây trám cần một số điều kiện để tiêu chuẩn để sinh trưởng

Trám trắng thích hợp đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica và sa phiến thạch có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, tầng đất sâu, ẩm, thoát nước, giàu mùn và có tính chất đất rừng. Nếu trồng trong vườn hộ gia đình có thể trồng trên đất xấu hơn nhưng phải thâm canh.

Tạo gốc ghép

– Ươm cây tạo gốc ghép

+ Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước lã 10 – 12 giờ, sau đó trộn với cát ẩm 50%, tỷ lệ 2 cát – 1 hạt giống theo thể tích, vun hạt và cát đã trộn đều thành luống trên nền cứng dày 7 – 10 cm. Phủ rơm rạ hay làm dàn che 100%, thường xuyên tưới ẩm sau 20 ngày hạt sẽ nẩy mầm.

Cây trám non
Cây trám non
Tạo bầu cho cây trám ghép
Tạo bầu cho cây trám ghép

+ Tạo bầu: Bầu có kích thước 15 x 20 cm đục lỗ. Thành phần ruột bầu: 90% đất

tầng đất mặt + 9% phân chuồng hoai + 1% supe lân. Xếp thành luống rộng 0,8 – 1m, mặt bầu phẳng, lấp đất xung quanh. Khi hạt nứt nanh đem cấy vào bầu, lấp đất kín 1cm, sau đó tưới ẩm.

Chăm sóc và cắt tỉa cành cho cây trám
Chăm sóc và cắt tỉa cành cho cây trám

+ Chăm sóc: Che bóng cho cây 100% trong 20 ngày đầu, sau đó giảm 50%. Khi cây ra 2 – 3 lá thật giảm độ tàn che còn 25%, cây 4, 5 tháng tuổi thì dỡ dàn che. Thường xuyên giữ nước đủ ẩm cho cây. Bón phân 3 – 4 lần và ngừng bón phân trước khi ghép cây 20 ngày. Dùng Benlats nồng độ 0,3 – 0,5% phun 1 lần để phòng trừ bệnh lở cổ rễ.

+ Tiêu chuẩn gốc ghép: Tuổi từ 9 – 12 tháng cao 65 – 75cm, đường kính trên 0,7cm, không có đọt non.

Chọn cành ghép

Chọn từ cây trám trắng sai quả, có năng suất quả ổn định, đường kính 0,4 – 0,6cm, cành bánh tẻ, không cụt đỉnh sinh trưởng, không sâu bệnh, cắt bỏ lá đến thân cành ghép .

Ghép trám

Mùa ghép: mùa xuân tháng 2 – 4, mùa thu tháng 7 – 9.

Phương pháp ghép: Ghép chẻ bên vạt vỏ, cành ghép cắt vát một đường, mặt đối diện cắt hơi vát sát với vỏ. Lắp cành ghép với gốc ghép thật khít, buộc nilon từ dưới lên trên và buộc chặt đoạn ghép, sau đó quấn nilon kín cả cành ghép rồi buộc từ trên xuống dưới.

Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn

Cây cao trên 80 cm, đường kính gốc trên 0,7 cm, chiều cao cành ghép trên 20 cm, sống ổn định, cây xanh tốt không sâu bệnh.

Nếu trồng tập trung, cây con xuất vườn phải đạt tiêu chuẩn sau đây:

+ Chiều cao cây từ: 0,30-0,40m

+ Tuổi cây: 9-10 tháng

+ Đường kính gốc từ: 0,50-0,70cm

+ Cây sinh trưởng bình thường, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh hoặc cụt ngọn.

Kỹ thuật trồng rừng

Vụ xuân hè tháng 3 – 5; vụ thu tháng 7 – 8.

Phát dọn thực bì, hố cuốc theo đường đồng mức kích thước 40 x 40 x 40 cm, mật độ 400 cây/ha, trồng theo kiểu nanh sấu. Phơi ải đất 15 ngày.

Đọc thêm những tin tức khác về nông nghệp:

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

Chăm sóc bươi da xanh hẳn không phải là điều dễ dàng để cây ra nhiều trái và đạt năng …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khắc phục hạn mặn khi trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao

Sầu riêng được xem như một loại trái cây rất phổ biến ở khu vực miền trung đặc biệt là …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao

Vừng từ xưa đến nay được biết đến là loại cây vô cùng dễ tính. Khác với những loại cây …
Xem Chi Tiết

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết