Hướng dẫn tự trồng cây dâu tằm tại nhà – kỹ thuật chăm sóc dâu tằm

5 phút, 31 giây để đọc.

Quả dâu tằm là loại quả rất hiếm khi được bán sẵn trên thị trường do tuổi thọ ngắn ngủi của chúng. Nhưng chúng ta dễ dàng trồng và chăm sóc chúng tại nhà. Bạn cũng có thể trồng dâu tằm trong chậu. Ngoài ra một lý do quan trọng nữa là người nông dân phải thu hoạch lá cây để nuôi tằm. Nên việc thiếu hụt sản lượng của loại quả cây này. Việc trồng cây dâu tằm là việc làm cần thiết để người dân nuôi tằm có thể cung cấp đủ lượng lá cây để nuôi tằm.

Giới thiệu về cây dâu tằm

Cây dâu tằm là một loại cây khá thân thuộc với người Việt Nam. Chúng được coi như là một loại tiên dược với khả năng chữa bệnh thần kỳ. Ngoài ra, quả dâu tằm được cho là một loại quả ngon và được dùng ngâm rượu rất tốt.

Hình ảnh cây dâu tằm được trồng trong chậu
Hình ảnh cây dâu tằm được trồng trong chậu

Các giống khác nhau tùy theo nhiệt độ của vùng, cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Nó thường được trồng ở phần Địa Trung Hải, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Úc, Bắc Phi và Trung Đông.

Kích thước của cây và hương vị của quả thay đổi tùy theo giống. Thông thường, cây dâu phát triển tốt nhất trong khu vực ôn đới, cận nhiệt đới và cần được cung cấp đầy đủ ánh sáng. Tất cả các loài cho quả dâu tằm được chia thành ba loại. Phân loại theo màu sắc của quả: đỏ, trắng, và màu đen . Lưu ý rằng quả dâu tằm đậm hơn là ngọt hơn và hương vị đậm hơn so với những quả màu sáng hơn. Cây dâu tằm cũng thu hút các động vật hoang dã như chim và nhiều loài hoang dã khác tìm đến để ăn quả dâu tằm chín.

Chuyển đổi cơ cấu thu hoạch từ lá sang quả dâu tằm

Loại cây vốn chủ yếu biết đến với nghề trồng dâu nuôi tằm lại được khai thác theo hướng đi khác. Đó là trồng cây để thu hoạch quả.

Quả dâu tằm
Quả dâu tằm

Những năm gần đây, áp dụng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều loại cây trồng mới được người dân xã Phong Hiền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đưa vào canh tác. Trong đó, hiệu quả phải kể đến cây dâu tằm.

Giám đốc HTX Sản xuất Nông nghiệp Hiền Lương (Phong Hiền) ông Hoàng Văn Hiền, cho biết, cây dâu được mang từ Đà Lạt về trồng ở địa phương vào năm 2014. Một thời gian sau, thấy hiệu quả kinh tế, bà con mạnh dạn nhân giống, mở rộng diện tích trồng trên địa bàn.

Mỗi năm dâu tằm cho hai vụ quả, chính vụ từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch, trái vụ từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Chính vụ lúc thời tiết nắng ráo, quả dâu chất lượng tốt, lại đúng dịp hè nên giá bán khá cao, trung bình đạt 45 nghìn đồng/kg. Lúc trái vụ dâu có giá 30 nghìn đồng/kg. Hàng năm mỗi sào dâu cho thu nhập từ 12 – 15 triệu đồng.

Điều kiện thổ nhưỡng để trồng cây dâu tằm

Cây có thể thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Quả dâu tằm có hình thức đẹp, to, bóng, mọng nước, vị ngọt thanh. Ông Trần Sỹ Ngọc, trưởng thôn Hiền Lương, xã Phong Hiền là hộ trồng dâu có tiếng tại địa phương chia sẻ. “Cây dâu sống lâu năm, chống chịu khá tốt với nắng hạn, lũ lụt. Hơn nữa, giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Vui nhất là thương lái đến thu mua tận vườn, đầu ra tốt. Vì vậy tôi đang chuẩn bị tăng diện tích thêm 2,5 sào”.

Dâu được trồng chủ yếu bằng cách giâm hom, vì vậy chi phí giống thấp, tỷ lệ sống cao. Để tiện lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch quả, các hộ trồng dâu tại Phong Hiền đã sáng tạo phương pháp trồng dâu tằm lùn.

“Sau một năm trồng là dâu đã cho quả. Cây phát triển khá nhanh vì thế bà con thường chặt tỉa những nhánh cao. Cây đẻ nhánh càng nhiều thì càng sai quả”, ông Ngọc nói. Chiều cao tối đa của cây được tiết chế, duy trì dưới 2,5m. Độ rộng tán phù hợp với khoảng cách cây từ 2,5 – 3m. Nhờ vậy ánh sáng được đảm bảo cho cây phát triển, việc thu hái dâu chín cũng dễ dàng hơn. Từ đó tạo điều kiện cho việc rút ngắn thời gian thu hoạch dâu.

Mở rộng diện tích sản xuất cây dâu tằm, nâng cao giá trị kinh tế

VÌ giá trị kinh tế cao, người dân trong thôn đang tăng diện tích trồng trọt dâu tằm. Phấn khởi trước giá trị của loại cây trồng mới. Song ông Hiền vẫn có những băn khoăn: “HTX đang mong muốn tập trung trồng dâu tại đồng Tự để dễ quản lý, chăm sóc. Tuy nhiên chúng tôi lo ngại tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô nên rất e dè. Dâu tằm là loại cây cho giá trị kinh tế ổn định, đây thật sự là giống cây mới, cơ hội cho bà con nông dân nâng cao thu nhập”.

Mở rộng sản xuất tăng diện tích trồng cây dâu tằm
Mở rộng sản xuất tăng diện tích trồng cây dâu tằm

Bước đầu, cây dâu tằm tại vùng đất Hiền Lương đã cho thấy giá trị kinh tế. Mong mỏi của người dân là nhanh chóng được tập huấn. Phổ biến phương pháp trồng. Chăm sóc để ngày càng nâng cao chất lượng, sản lượng dâu quả. Về lâu dài cần có quy hoạch chi tiết khu vực trồng dâu. Sau nữa là phương pháp chế biến. Xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Phong Điền, đề xuất cơ chế hỗ trợ để mở rộng vùng trồng cây dâu tằm tại Phong Hiền, tổ chức tập huấn.Tham quan các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho bà con địa phương. Giúp bà con nông dân có thêm nguồn thu nhập, cải thiện điều kiện cuộc sống.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết