
Cá điêu hồng là một trong những loại thủy sản nước ngọt đang được nuôi phổ biến ở nước ta trong những năm trở lại đây. Cá điêu hồng là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng sống và phát triển tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Loài cá này rất dễ nuôi nên được nhiều bà con lựa chọn làm đối tượng để phát triển. Để giúp bà con nuôi cá đạt hiệu quả cao, jia xin giới thiệu cho bà con cách nuôi cá điêu hồng. Hy vọng bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi cá điêu hồng sau khi vụ tôm kết thúc.
Cá điêu hồng (tên tiếng anh là Red Tilapia) hay một số nơi thường gọi là cá rô phi đỏ. Loại cá có thể sống ở nước ngọt và nước lợ. Nhiệt độ giao động từ 7oC đến 45oC, tốt nhất là từ 25oC đến 32oC. Loại cá này được bà con lựa chọn để nuôi khá nhiều vì đặc tính dễ nuôi, nhanh lớn. Hơn nữa, chất lượng thịt khá thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Hiện nay, người tiêu dùng khá ưa chuộng loài cá này. Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng hiện nay được người nuôi khá chú trọng đến. Bởi loài cá nay mang lại giá trị kinh tế khá cao và được thị trường tiêu thụ khá mạnh.
Tiến hành cải tại ao nuôi
Ao nuôi tôm sau khi thu hoạch cần tiến hành tháo cạn nước, nếu ao không thoát tự nhiên thì phải dùng máy bơm bơm hết nước và hút bùn nhão dưới đáy ao ra ngoài. Tiến hành phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, để diệt cá tạp và mầm bệnh. Dùng vôi bột rải xuống ao với lượng 10 – 20kg/100m2, sau đó lấy nước vào ao từ 0,3 – 0,5m qua lưới chắn tạp hoặc túi lọc tạp, túi lọc tạp làm bằng vải Kate 4 lớp, miệng túi gắn vào ống với đường kính 0,5 – 1m, chiều dài túi 7 – 15m, miệng túi thả tự do trong ao có đường kính 2 –3m. Dùng phân chuồng heo, gà, vịt rải đều khắp đáy ao với lượng 10 – 15kg/100m2.

Sau khi bón phân vài ngày thấy nước có màu xanh đọt chuối là tốt, thì bà con tháo thêm nước khoảng 1 – 1,5m vào ao và bắt đầu thả cá giống.
Lựa chọn giống và cách thả giống cá
Cá phải có kích thước đều nhau, không mắc bệnh lạ, phản xạ nhanh khi động mạnh vào nước. Nên chọn mua giống ở những trại SX giống uy tín và chất lượng và tốt nhất là chọn cỡ cá từ 25 – 30 con/kg. Thả giống vào sáng sớm hoặc trời mát. Trước lúc thả kiểm tra các điều kiện môi trường như mật độ, độ pH… Tùy theo khả năng bổ sung thức ăn có thể thả 2 – 4 con/m2 hoặc 5 – 7 con/m2.
Quy trình cho cá ăn và chăm sóc cá

Thức ăn cho cá bà con có thể tận dụng những nguồn có sẵn như: Tôm tép tạp, cám, cá tạp… đã chế biến và nấu chín kết hợp với thức ăn công nghiệp dạng viên sao cho có hàm lượng đạm từ 25 – 30% và cung cấp cho cá theo từng giai đoạn sinh trưởng. Mỗi ngày cho ăn 3 lần vào sáng sớm 40%, trưa 20%, chiều mát 40% lượng thức ăn trong ngày. Cho ăn 3% trọng lượng cá lúc còn nhỏ, 2% lúc cá lớn. Cứ 10 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 30% lượng nước có trong ao và trong quá trình nuôi có thể linh động thay nước tùy vào chất lượng nước. Hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng, số lượng tôm còn sống để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Phương pháp phòng ngừa bệnh trên cá

Để phòng ngừa bệnh cho cá cần chủ động bổ sung thuốc kháng sinh bổ sung Vitamin C theo định kỳ 10 ngày/lần bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 2% tổng lượng thức ăn, không cho thức ăn ăn thừa, ôi thiu. Nguồn nước phải sạch không bị ô nhiễm. Theo dõi các hiện tượng bệnh và xử lý kịp thời, nước nuôi tôm cần phải được theo dõi liên tục.
Tiến hành thu hoạch
Cá thương phẩm có thể tiến hành thu hoạch khi đạt trọng lượng từ 350 – 400gr/con trở lên, thu hoạch cá bằng lưới vây là tốt nhất để cá đạt năng suất cao.
Trên đây là hướng dẫn của jia về cách nuôi cá điêu hồng sau vụ tôm. Hy vọng bà con áp dụng thành công.
Nguồn: Tepbac.com