Cách nuôi cá chạch bùn đơn giản đem lại hiệu quả cao

Cách nuôi cá chạch bùn đơn giản đem lại hiệu quả cao
7 phút, 15 giây để đọc.

Trong những năm gần đây, cá chạch bùn được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nó là loài đặc sản nước ngọt có thành phần chất bổ dưỡng cao. Đặc biệt rất thích hợp dùng cho người già, trẻ em. Nó cũng dùng chế biến được nhiều món ngon nên rất được ưa thích,… Bởi vậy, loài cá này có giá thị trường cao. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao mà việc nuôi cá chạch bùn cũng trở nên phổ biến. Người nuôi chạch bùn có hiệu quả kinh tế vì dễ tiêu thụ, kỹ thuật nuôi đơn giản…nên được nhiều bà con nông dân đầu tư. Vậy nuôi cá chạch bùn như thế nào? Hãy cùng jia tìm hiểu cách nuôi cá chạch bùn dưới đây nhé!

Xây dựng địa điểm nuôi cá

Trước khi tiến hành chuẩn bị ao nuôi, địa điểm chọn nuôi là bước đầu quan trọng. Nó là yếu tố quyết định xây dựng một ao nuôi. Hiện nay đa phần mọi người đều có sẵn đất và muốn xây dựng lên một ao nuôi tại đó. Diện tích đất làm ao cần được đo trước. Độ cao, độ dốc của đất cũng phải được đo chính xác. Sau đó xác định các ao nuôi để tiến hành xây dựng. Ao nuôi cá chạch bùn cần được quan sát vị trí bao gồm đất đai, nguồn nước. Đồng thời thực hiện xây dựng dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi. Các thiết bị cần thiết như cống thoát nước, các bộ lọc và những thứ khác liên quan.

Cá chạch bùn rất dễ nuôi
Cá chạch bùn rất dễ nuôi

Bà con có thể nuôi chạch ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt, tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi.

Nên thiết kế bể có diện tích vừa phải từ 5 – 10m2 để thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất. Cần đảm bảo cho ao nuôi mùa hè mát, mùa đông ấm.

Lựa chọn giống tốt

Trước hết bà con nên mua giống có kích thước lớn. Điều này tránh hao hụt cá khi mới nuôi. Bên cạnh đó chọn con giống đều cỡ, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật.

Nên thả giống cỡ 2-3g/con. Mật độ thả: 30-50 con/m2. Hoặc thả 10-15 kg chạch giống/100 m2 ao, cỡ giống từ 300-350 con/kg.

Lựa chọn giống là khâu quan trọng
Lựa chọn giống là khâu quan trọng

Thời điểm thả giống: Từ tháng 3-4 sau khi cấy lúa xong, nếu nuôi trong bể xi măng hoặc bể lót bạt tránh được lũ lụt có thể thả giống quanh năm. Sau 3-4 tháng nuôi, cá chạch thương phẩm đạt kích cỡ 25-40 con/kg có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ.

Trước khi thả nuôi, phải tắm phòng bệnh cho cá Chạch giống bằng nước muối 3o/oo từ 10 – 15 phút. Có thể tắm bằng Povidine. Liều lượng tắm tốt nhất là 5ml/m3 nước.

Quy trình quản lý và chăm sóc

Nếu nuôi cá trong ao bể thì mực nước cần đảm bảo không quá 40cm. Trong ao có các mương, hố sâu 50-60cm để cá trú ẩn. Có thể thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước. Khi trời rét cũng có thể sử dụng rơm rạ thả cho cá trú ẩn, đồng thời bơm nước cao từ 70-80cm để nuôi xen canh với các loại cá khác như trắm đen, cá chép để tận dụng thức ăn dư thừa.

Trong quá trình nuôi phải chăm sóc cá, giúp cá phát triển
Trong quá trình nuôi phải chăm sóc cá, giúp cá phát triển

Nuôi trong ruộng: Đáy bùn phải sạch, mức nước: 20 – 40 cm, độ dày bùn đáy: 15-20cm. Bón phân chuồng ủ hoai mục trước khi cấy lúa để tạo thức ăn tự nhiên cho chạch. Đào mương nhỏ rộng 1,2-1,5 m, sâu: 30-40 cm chạy dài quanh ruộng để cá trú nắng, tránh lúc phun thuốc trừ sâu và tháo nước khi thu hoạch. Nuôi trong ruộng có thể đạt tỷ lệ sống 70-80%.

Cá Chạch tương đối dễ nuôi, thức ăn của cá Chạch đơn giản (cá Chạch ăn mùn bã hữu cơ), khi cá Chạch còn nhỏ cho ăn thức ăn có độ đạm trên 30%, sau đó giảm dần, 30 ngày nuôi sau cho cá Chạch ăn thức ăn có độ đạm 20 – 25%, cho ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều tối). Tỷ lệ thức ăn trung bình 1.4.

Phát hiện, phòng và trị khi cá mắc bệnh 

Khi cá chạch mắc bệnh rất khó phát hiện. Vì vậy, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức và kinh nghiệm. Khi xác định được bệnh cá thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Không phải điều trị từng con, mà phải điều trị cả đàn cá trong ao, vì vậy cần xác định đúng loại thuốc và nồng độ thuốc thích hợp. Mặt khác, khi trị bệnh cá không phải lúc nào cũng có kết quả như mong muốn và ít nhiều đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá, ảnh hưởng đến thức ăn tự nhiên và môi trường nước. Chính vì vậy trong quá trình nuôi cá nước ngọt việc phòng bệnh vô cùng quan trọng, có ý nghĩa lâu dài và quyết định.

Khi nuôi cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi. Cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ thì phải đặc biệt lưu ý khi chuyển tính ăn. Cho cá ăn theo phương pháp “4 định”: Định chất lượng thức ăn, định số lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn.

Phòng bệnh cho cá

Cá Chạch tuy ít bệnh nhưng rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt khi môi trường ô nhiễm cá, gặp điều kiện thời tiết bất lợi cá vẫn mắc một số bệnh sau:

Cá Chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột… Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3 – 5 ngày liên tục. Nên chú ý thay nước cho cá theo định kỳ.

Trị bệnh cho cá

Các loại hóa chất có thể sử dụng khi cá bị nấm gồm: Nước muối 30/00 hoặc KMnO4 liều lượng 20g/1m3 nước, thời gian 10 – 15 phút.

Trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá chạch ăn: Doxycyline 0,2 – 0,3 g/1kg thức ăn; Oxytetracyline 2 – 4 g/kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.

Thời điểm thích hợp thu hoạch cá

Khi cá chạch đạt đến kích thước nhất định, không nên cho cá ăn trước 1 ngày, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày.

Do tập tính sống chui rúc sâu dưới bùn nên việc thu hoạch sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn các đối tượng nuôi khác.

Thu tỉa: Đặt trúm (rọ) có chứa mồi là thính hoặc ốc bươu vàng đã bỏ sạch vỏ vào vị trí cho ăn. Đặt trúm vào thời điểm chiều tối hôm trước, sáng sớm hôm sau vớt trúm thu những con to, con nhỏ thả xuống tiếp tục nuôi.

Thu toàn bộ: Trước khi thu hoạch cần tháo cạn ruộng nuôi cũng như mương và để từ 3 – 4 ngày cho mặt ruộng và mương cứng lại. Sau đó xẻ một rãnh dọc ruộng hoặc xẻ theo hình xương cá.

Tiếp theo là thêm nước mới vào để cho cá chạch vào rạch theo nước mới. Từ đó ta chỉ việc tiến hành thu. Trong quá trình thu có thể dùng lưới có mắt lưới tùy theo cỡ cá Chạch cần thu để lọc bỏ những con bé hoặc những con đang mang trứng để dùng làm chạch bố mẹ hoặc chạch giống cho vụ sau.

Đánh bắt cẩn thận không để cá xây xát, cho cá vào thùng xốp, không cho nước hoặc cho ít nước. Phương pháp này sẽ giữ cho cá không bị mất nhớt.

Theo dõi jia để có thêm nhiều kiến thức nuôi cá chạch bùn nhé!

Nguồn: Tepbac.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết