Hướng dẫn cách ương cua giống từ cua bột hiệu quả

Hướng dẫn cách ương cua giống từ cua bột hiệu quả
4 phút, 41 giây để đọc.

Đối với nuôi thủy sản nước lợ, cua là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội. Bởi, chúng thích nghi với các điều kiện ao hồ nuôi hiện tại ở vùng triều, thời gian nuôi ngắn và tương đối dễ nuôi; chi phí vừa phải phù hợp với khả năng đầu tư của đa số hộ gia đình, thị trường tiêu thụ dễ dàng, đầu ra sản phẩm ổn định, giá bán cao, đem lại thu nhập khá cho người dân. Tuy nhiên để nuôi cua đạt được hiệu quả cao không phải là điều dễ dàng. Vì vậy người dân cần phải cẩn thận trong tất cả các khâu. Đặc biệt là khâu ương cua giống từ cua bột. Bài viết dưới đây jia sẽ hướng dẫn bà con cách ương cua này.

Trong những năm qua, mô hình nuôi cua thương phẩm từ cua bột phát triển khá hiệu quả. Các vùng nuôi thủy sản nước lợ có thể nuôi luân canh 01 vụ tôm, 01 vụ cua nhằm góp phần tái tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Cua bột có thể thả trực tiếp xuống ao nuôi cua thịt nếu như đáy ao nuôi được cải tạo triệt để, có lưới chắn xung quanh bờ, nước nuôi được xử lý từ ao chứa và phải được loại bỏ tôm cá tạp… trước khi lấy vào ao nuôi. Tuy nhiên, phần lớn các ao nuôi cua khó có thể làm được điều đó nhất là việc nuôi cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Vì vậy, cua thả nuôi phải đạt kích cỡ lớn hơn để bảo đảm tỉ lệ sống cao hơn. Cua bột có thể ương thành cua giống trong bể xi măng, trong ao đất.

Kỹ thuật uơng cua bột trong bể xi măng

Bể ương cua

Bể ương cua là bể làm bằng xi măng có diện tich từ 40-70 m2.

Các bước chuẩn bị bể ương cua:

– Bể cần tháo cạn nước, để khô, khử trùng bằng chlorine, chà sạch bể bằng xà phòng và rửa lại bể bằng nước sạch.

Cần chuẩn bị bể ương thật sạch trước khi ương
Cần chuẩn bị bể ương thật sạch trước khi ương

– Cấp nước bể vào bể, chiều cao mực nước từ 40-60 cm. Bắt sục khí đều khắp hồ, cứ 2 m2 thì một viên đá bọt. Treo hoặc thả đều vật bám bằng lưới phong lan trong hồ.

– Mật độ thả ương từ 200-3.000 con/m2.

– Thời gian ương từ 7-15 ngày thì kích cỡ giống có thể đạt từ 1-1,7 cm, khả năng sống của cua lên tới 60-80%.

Quy trình quản lý và chăm sóc cua

* Chuẩn bị lượng thức ăn cho cua trong 3-5 ngày đầu:

– Trứng gà: 5 quả, lấy lòng đỏ.

– Cá tươi: 300 g, lóc lấy thịt, bỏ da, xương.

– Tôm nhỏ: 200 g bóc bỏ vỏ.

– Hến hoặc hầu: 350 g.

Xay nhỏ, trộn đều cho vào tô sứ, đem hấp cách thuỷ cho cua ăn

Nên cho cua ăn đầy đủ, lượng thức ăn phù hợp
Nên cho cua ăn đầy đủ, lượng thức ăn phù hợp

Hàng ngày cho ăn 3 lần: 6 giờ sáng, 3 giờ chiều, 11 giờ đêm. Kiểm tra lượng thức ăn mà chúng sử dụng để điều chỉnh tăng giảm.

* Thức ăn từ ngày thứ 5-15:

Có thể sử dụng cá tươi, cá tạp, cua ghẹ, giáp xác nhỏ… loại bỏ xương, đem hấp cách thủy cho cua ăn

Sau 15 ngày ương, cua bột 1 có thể trải qua 3-5 lần, lột xác để trở thành cua 5-6. Khi đạt kích cỡ mong muốn ta có thể tiến hành thu hoạch và đem cua từ bể đến ao nuôi để nuôi cua thương phẩm.

Kỹ thuật ương cua bột trong ao đất

Xây dựng ao nuôi cua bột thì ao phải có cống cấp thoát nước và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, thuận tiện cho việc thay nước, kích thích sự lột xác của chúng.

Phương pháp ương cua trong ao đất
Phương pháp ương cua trong ao đất

Hình thức ương cua

– Cua bột nếu ương trực tiếp trong ao đất: tỷ lệ sống cao hơn nhưng khó thu hoạch.

– Ương cua bột trong giai: dễ thu hoạch hơn ương trực tiếp trong ao đất. Giai được cắm trong ao đất, kích thước giai khoảng: 2 m x 10 m, chiều cao 0,7- 1 m. Đáy giai đặt chìm trong lớp đất bùn của ao ương từ 2-3 cm. Miệng giai cao hơn mặt nước 0,2- 0,3 m.

Quy trình quản lý và chăm sóc cua

– Ương cua bột trong ao đất có chế độ cho ăn giống như ương cua trong bể xi măng, cần đặt nhá để kiểm tra thức ăn và tốc độ tăng trưởng của chúng.

– Thường sau 3 ngày thả giống thay ¼ lượng nước trong ao.

– Sau 7 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao.

– Sau 12 ngày thay ½ lượng nước trong ao.

Việc thay nước, sẽ kích thích cua lột, tăng cường độ bắt mồi tốt hơn và cua tăng trưởng nhanh.

Sau 15 ngày có thể nhắc giai thu hoạch toàn bộ cua ương, xác định tỉ lệ sống, khả năng tăng trưởng, tiến hành đem cua đến ao nuôi đã chuẩn bị để nuôi cua thương phẩm.

Hy vọng bà con sẽ áp dụng thành công cách ương cua giống từ cua bột mà jia chia sẻ.

Nguồn: Tepbac.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết