Trong những năm gần đây, người nuôi tôm thường xuyên gặp phải những bệnh lạ ở tôm. Ngay gần đây, nhiều ao tôm của địa bàn tỉnh Trà Vinh tôm sú xuất hiện hiện tượng lạ. Dường như bị nhiễm một căn bệnh mới. Người dân tạm gọi là bệnh vảnh mang. Đây là một loại bệnh ảnh hưởng lớn tới năng xuất nuôi tôm của nhiều đầm tôm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách phòng và trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết này.
Bệnh vảnh mang – bệnh lý mới xuất hiện ở tôm
Khi mà căn bệnh này xảy ra người dân vô cùng hoang mang. Một căn bệnh chưa từng xảy ra trên tôm bỗng xuất hiện. Vì vậy rất nhiều giả thuyết đã được người nông dân nói ra. Nhiều nông dân nuôi tôm đã nghi ngờ rằng bệnh này do thức ăn nuôi tôm gây ra. Thực tế có phải vậy không?
Theo TS Nguyễn Ngọc Phước (Khoa Thủy sản, ĐH Nông lâm Huế), đây là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam, nhưng trên thế giới, đã có những tài liệu ghi nhận về bệnh này. Theo quan sát thì tôm nhiễm khuẩn có triệu chứng lờ đờ, hôn mê. Chúng thường bơi lội không bình thường. Ở tôm bệnh chân bơi và chân chèo có thể xuất hiện các đốm đỏ, các đốt bụng có thể bị biến dạng nhẹ. Trong trường hợp tôm nhiễm bệnh nặng, nắp mang tôm sẽ bị vảnh lên và bị ăn mòn. Đây là những hiện tượng của căn bệnh mới trên tôm .
Nguyên nhân gây ra bệnh vảnh mang ở tôm
Hiện tại vì đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này. Qua sự giúp đỡ của một số nhà khoa học về bệnh thủy sản, chúng tôi đã tìm được một số tài liệu nước ngoài về một căn bệnh trên tôm với những biểu hiện tương tự.
Theo tài liệu của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ, đây là bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio (Vibrio disease), là một hệ thống bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh này là Vibrio alginolitucus, Vibrio anguillarum và Vibrio parahaemolyticus. Tôm nhiễm khuẩn có triệu chứng lờ đờ, hôn mê và bơi lội không bình thường. Các chân bơi và chân chèo có thể xuất hiện các đốm đỏ do quá trình gia tăng tổng hợp sắc tố, các đốt bụng có thể bị biến dạng nhẹ. Trường hợp tôm nhiễm bệnh nặng, nắp mang tôm sẽ bị vảnh lên và bị ăn mòn. Trong các trường hợp nặng hơn, có thể nhìn thấy các đốm đen trên vỏ đầu và bụng tôm. Bệnh xuất hiện cả ở tôm thẻ và tôm sú. Những loại tôm chủ lực trong nuôi thủy sản.
Nghiên cứu của ĐH Nông Lâm
Để biết rõ nguyên nhân bệnh này trên tôm, đã có các nghiên cứu được tiến hành. Ngày 1/5/2017, Bộ môn Bệnh học thủy sản (Khoa Thủy sản, ĐH Nông lâm TP HCM), đã về lấy mẫu tại một số ao nuôi có hiện tượng tôm sú bị vảnh mang ở huyện Cầu Ngang, Trà Vinh. Tại những ao này, tôm sú có các biểu hiện bệnh, gồm: Vỏ hơi mềm, đóng rong nhẹ; vỏ nắp mang bị bong ra và vảnh lên, bị mòn tạo sắc tố màu đen; mang dơ; một số tôm vỏ sần sùi giống rễ tre.
Đối chiếu giữa khảo sát của Bộ môn Bệnh học thủy sản với tài liệu của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ. Tôm sú bị vảnh mang ở Trà Vinh có những triệu chứng tương tự với căn bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio ở Ấn Độ.
Trong những mẫu nước ao, bùn đáy ao, gan tôm và ruột tôm mà Bộ môn bệnh học thủy sản đã thu thập. Kết quả kiểm tra (vi khuẩn được phân lập trên môi trường Chromagar Vibrio) cho thấy mật độ vi khuẩn rất cao. Nhất là với 2 khuẩn Vibrio alginolyticus và khuẩn Vibrio vulnificus/Vibrio cholerae. Đây là những vi khuẩn mới xuất hiện tại môi trường nuôi tôm.
Ao số 1
Theo đo đạc khuẩn Vibrio alginolyticus có mật độ 60 cfu/ml trong nước ao, 400 cfu/ml trong bùn đáy ao, 250 cfu/ml trong gan (tôm 1), 840 cfu/ml trong ruột (tôm 1), 0 cfu/ml trong gan (tôm 2), 5.040 cfu/ml trong ruột (tôm 2), 120 cfu/ml trong gan (tôm 3), 21.120 cfu/ml trong ruột (tôm 3), 380 cfu/ml trong gan (tôm 4), 8.200 cfu/ml trong ruột (tôm 4), 0 cfu/ml trong gan (tôm 5) và 15.160 cfu/ml trong ruột (tôm 5).
Khuẩn Vibrio vulnificus/Vibrio cholerae có mật độ 490 cfu/ml trong nước ao, 1.440 cfu/ml trong bùn đáy ao, 160 cfu/ml trong gan (tôm 1), 1.000 cfu/ml trong ruột (tôm 1), 0 cfu/ml trong gan (tôm 2), 3.600 cfu/ml trong ruột (tôm 2), 0 cfu/ml trong gan (tôm 3), 1.520 cfu/ml trong ruột (tôm 3), 50 cfu/ml trong gan (tôm 4), 0 cfu/ml trong ruột (tôm 4), 0 cfu/ml trong gan (tôm 5) và 1.400 cfu/ml trong ruột (tôm 5). Đây là kết quả ở mẫu ao thứ nhất.
Ao số 2
Còn tại sao 2, khuẩn Vibrio alginolyticus có mật độ 120 cfu/ml trong nước ao, 520 cfu/ml trong bùn đáy ao, 1.300 cfu/ml trong gan (tôm 1), 1.280 cfu/ml trong ruột (tôm 1), 320 cfu/ml trong gan (tôm 2), 880 cfu/ml trong ruột (tôm 2), 570 cfu/ml trong gan (tôm 3), 250 cfu/ml trong ruột (tôm 3), 40 cfu/ml trong gan (tôm 4), 120 cfu/ml trong ruột (tôm 4), 400 cfu/ml trong gan (tôm 5) và 1600 cfu/ml trong ruột (tôm 5).
Khuẩn Vibrio vulnificus/Vibrio cholerae có mật độ 1.130 cfu/ml trong nước ao, 2.240 cfu/ml trong bùn đáy ao, 480 cfu/ml trong gan (tôm 1), 5.920 cfu/ml trong ruột (tôm 1), 190 cfu/ml trong gan (tôm 2), 5.880 cfu/ml trong ruột (tôm 2), 490 cfu/ml trong gan (tôm 3), 90 cfu/ml trong ruột (tôm 3), 520 cfu/ml trong gan (tôm 4), 760 cfu/ml trong ruột (tôm 4), 580 cfu/ml trong gan (tôm 5) và 9.760 cfu/ml trong ruột (tôm 5). Đây là kết quả của mẫu ao số 2.
Như vậy, kết quả kiểm tra vi khuẩn của Bộ môn Bệnh học thủy sản cho thấy. Vi khuẩn Vibrio alginolyticus và Vibrio vulnificus/Vibrio cholerae xuất hiện với mật độ cao. Trong các mẫu nước, bùn, gan và ruột tôm đều có. Mà trong đó, vi khuẩn Vibrio alginolyticus đã được Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ khẳng định là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn. Vậy là có thể khẳng định được nguyên nhân gây ra bệnh ở Tôm nơi đây.
Biện pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh này
Trong khoảng thời gian chờ cơ quan chức năng, các viện, trường, nhà khoa học, làm rõ nguyên nhân gây bệnh vảnh mang. Nông dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh. Cũng theo tài liệu của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ. Biện pháp ngăn ngừa đối với bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio là duy trì chất lượng nước tốt. Giảm lượng chất hữu cơ thông qua việc tăng cường thay nước cho ao nuôi.
Biện pháp điều trị là tăng cường thay nước bằng nguồn nước mặn và sạch. Cho tôm ăn thức ăn có chứa các chất kháng sinh (đã được xác định độ nhạy cảm của mầm bệnh bằng kháng sinh đồ). Ví dụ: cho ăn thức ăn có chứa Oxytetracyline với hàm lượng 1.5g/kg. Tỷ lệ cho ăn 2 – 10% trọng lượng tôm trong vòng 10 – 14 ngày. Kết hợp với việc quản lý nước ao hợp lý. Lưu ý cần có thời gian cách ly trước thu hoạch (25 – 30 ngày) để bất hoạt. Làm vô hiệu tác dụng có hại của kháng sinh. Đảm bảo phương pháp này đạt được hiệu quả mong muốn.
Xem thêm các bài viết tại đây.
Nguồn: Vietlinh.vn