
Người chăn nuôi nào cũng mong muốn rút ngắn nhanh thời gian chăn nuôi để nhanh chóng thu được lợi nhuận và tiết kiệm thời gian. Vì vậy, các kỹ thuật vỗ béo vật nuôi ngày càng được nâng cấp, chia sẻ cho nhiều người. Điều này nhằm giúp vật nuôi đạt được trọng lượng mong muốn trong thời gian ngắn hơn mà lợi nhuận thu được không hề giảm sút. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bà con chăn nuôi những kỹ thuật cơ bản nhất trong việc vỗ béo vịt xiêm thịt xuất chuồng ở giai đoạn cuối. Đảm bảo đem hiệu quả cao, rút ngắn thời gian tối ưu. Người chăn nuôi cũng có thể áp dụng trên các loài gia cầm khác để rút ngắn thời gian xuất chuồng. Yêu cầu là không nên thúc ép quá đà gây giảm chất lượng vịt xiêm.
Đặc tính của vịt xiêm thịt
Giống Vịt Xiêm được nuôi nhiều ở các tỉnh Nam bộ hay còn được gọi là vịt xiêm lai, ngan đen, ngan trâu… Vịt xiêm giống dễ nuôi, thời gian sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật, chi phí đầu tư thấp, chuồng nuôi rất đơn giản. Thịt của giống vịt này thơm ngon, nhiều nạc nên được nhiều nhà hàng thu mua, đầu ra ổn định, giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên cho chúng khá phổ biển như ngô, rau muống, bèo tây, cám… nên chi phí đầu tư mua thức ăn thấp, thời gian sinh trưởng của vịt xiêm ngắn, tăng trọng nhanh. Sau 3-4 tháng nuôi, vịt xiêm đạt trọng lượng 3-4kg. Để vịt xiêm phát triển tốt nhất nên kết hợp nuôi nhốt cộng với thả vườn hoặc ngoài cánh đồng. Vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, vừa tận dụng được diện tích mà vịt lại nhanh lớn.
Xây dựng chuồng nuôi
Xây dựng chuồng trại nuôi nhốt cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vật nuôi. Chuồng vịt xiêm thường nuôi trên chuồng sàn gạch, sàn xi măng, sàn dưới, mật độ thay đổi theo lứa tuổi. Tuần thứ 1: 14 – 15 con/m2, tuần thứ 2: 10 – 12 con/m2, tuần thứ 3: 6 – 7 con/m2, các chất độn chuồng thường sử dụng: trấu, rơm, cỏ khô. Trong 3 tuần đầu có thể không cần sử dụng chất độn chuồng. Từ tuần 4 trở đi lần đầu rải chất độn chuồng dày khoảng 8 – 10 cm.
Kết hợp sử dụng “Đệm lót sinh học” để các vi sinh vật có lợi phân hủy phân nước tiểu trên nền chuồng nuôi, tiêu diệt nguồn bệnh hại cho vịt, giảm mùi hôi thối. Rải chất độn chuồng định kỳ để thải độc và xử lý các ký sinh trùng trong chuồng trại.
Điều kiện nhiệt độ nuôi vịt xiêm thịt
Vịt xiêm thịt chỉ khỏe mạnh và phát triển tốt ở nhiệt độ phù hợp và điều kiện môi trường tốt nhất. Nên bố trí sao cho nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhất là trong thời gian 3 tuần đầu tiên. Nhiệt độ thích hợp trong ô chuồng 3 tuần đầu tiên. Tuần thứ 1: 25 – 30 độ C, tuần thứ 2 và thứ 3 là 23 -17 độ C. Có thể dùng bóng đèn điện, lò sưởi điện, sưởi ga để sưởi ấm.

Vịt xiêm cần chiếu sáng liên tục trong ngày. Có thể sử dụng một bóng đèn điện 60W chiếu sáng cho 12 m2 nền chuồng. Vịt xiêm thịt sống trong môi trường thiếu ánh sáng dễ mắc bệnh và có sức đề kháng kém hơn.
Máng ăn và lượng thức ăn
Dùng máng ăn tự động, đổ thức ăn vào máng mỗi ngày một lần. Thường xuyên vệ sinh máng ăn để đảm bảo vệ sinh tốt nhất.

Thức ăn hỗn hợp và nước uống ở từng giai đoạn nuôi vịt xiêm. Tuần 1, lượng thức ăn bình quân 30g/con/ngày, nước uống 0,22 lít/con/ngày. Tuần 2: 110 g, 0,6 lít. Tuần thứ 3: 170 g – 0,66 lít. Tuần thứ 4: 190 g, 0,68 lít. Tuần thứ 5: 210 g, 0,85 lít. Tuần thứ 6: 230 g, 1,2 lít. Tuần thứ 7-8: 260 g, 1,5 lít. Tùy vào trọng lượng vịt hay mong muốn vỗ béo của người nuôi mà có thể gia giảm cho phù hợp.
Kế hoạch phòng bệnh cho vịt xiêm thịt theo từng giai đoạn
Phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết để phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc. Có thể lây lan gây chết vịt hàng loạt.
+ 1 – 2 ngày tuổi: phòng bệnh viêm rốn, E.coli, thương hàn, tăng cường chức năng gan. Sử dụng Imequyl 20%, liều dùng 1 ml cho 15 kg thể trọng, Heparenol (2 ml/lít nước uống).
+ 5 – 7 ngày tuổi: pha Vitaperros vào nước uống để cung cấp các loại vitamin cần thiết. Liều dùng 1 g/10 lít nước uống.
+ 10 ngày tuổi: tiêm dưới da hay tiêm bắp vacxin dịch tả vịt Vaxiduk với liều dùng 0,5 ml/con.

+ 14 – 15 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2 ml/lít).
+ 21 – 23 ngày tuổi: pha vào nước uống Super Layer (2 g/lít) để cung cấp Vitamin, nhất là Vitamin nhóm B.
+ 28 ngày tuổi: tái chủng ngừa vacxin dịch tả Vaxiduk, tiêm dưới da hay tiêm bắp với liều dùng 0,5 ml/con.
+ 29 – 30 ngày tuổi: chống stress, giải độc gan và tăng cường chức năng thận. Bằng cách pha vào nước uống Phosretic (1g/lít), Heparenol (2ml/lít).
+ 35 – 36 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít) để bổ sung các Vitamin.
+ 43 – 45 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2ml/lít).
+ 56 – 57 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít).
Người chăn nuôi dựa vào điều kiện chăn nuôi của gia đình và kinh nghiệm thực tiễn để có được những biện pháp phù hợp hơn.
Học hỏi thêm những phương pháp chăn nuôi hiệu quả: Phương pháp chăn nuôi gia cầm
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn