Phương pháp điều trị bệnh đục cơ và hoại tử cơ cho tôm thẻ chân trắng

Phương pháp điều trị bệnh đục cơ và hoại tử cơ cho tôm thẻ chân trắng
5 phút, 15 giây để đọc.

Bệnh đục cơ và hoại tử cơ là hai loại bệnh khá phổ biến trên tôm thẻ chân trắng. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình nuôi của bà con. Hơn nữa hai loại bệnh này cũng khó phân biệt với nhau. Vậy làm sao để phát hiện hai loại bệnh này trên tôm thẻ chân trắng? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục bệnh như thế nào? Theo dõi bài viết ngay dưới đây để có phương pháp điều trị bệnh đục cơ và hoại tử cơ cho tôm thẻ chân trắng phù hợp nhé. Hy vọng bà con sẽ điều trị hai loại bệnh này thành công.

Bệnh đục cơ, cong thân trên tôm

Bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng: bệnh đục cơ, bệnh hoại tử cơ, đục cơ và cong thân.

Tôm thẻ chân trắng thường bị bệnh đục cơ, cong thân
Tôm thẻ chân trắng thường bị bệnh đục cơ, cong thân

Bệnh đục cơ: thường bắt đầu xuất hiện tôm thẻ 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành. Biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ. Bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước dẫn đến đục cơ và cong thân.

Những nguyên nhân, biểu hiện của bệnh

– Tôm thiếu khoáng chất là nguyên nhân thiết yếu gây bệnh, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý… dẫn đến đục cơ và cong thân, nên người nuôi tôm thường gọi là bệnh đục cơ, cong thân.

– Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở TTCT 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.

– Khi tôm bị bệnh nặng sẽ xuất hiện hoại tử thân, dễ nhận ra nhất là khi tôm búng sẽ bị gãy thân đứt làm đôi…

– Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến cho TTCT có khả năng sống thấp.

Cách điều trị

Cách phòng bệnh trên tôm

Do thiếu chất khoáng nên để điều trị bệnh người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi, không để thiếu ô-xy, khí độc tích trữ đáy ao cao. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép. Không để tôm sốc độ mặn hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột

– Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung khoáng rất tốt để phòng ngừa và đặc trị bệnh, lựa chọn kháng của các nhà sản xuất uy tính, tạt xuống ao nuôi lúc chiều mát định kỳ 2 – 3 ngày tạt 1 lần.

– Kết hợp với khoáng cho ăn dùng 2 – 3g/ kg thức ăn, định kỳ 2 – 3 ngày/lần, sử dụng khoáng cho ăn thường xuyên cũng làm cho cơ, thân, vỏ tôm được bảo vệ tốt hơn.

Phương pháp điều trị bệnh

– Sử dụng khoáng tạt cao cấp sẽ giúp phòng và đặc trị đốm đen, trắng lưng, cong thân, đục cơ với tỷ lệ 5 kg/1.000 – 1.500m3 nước, tạt xuống ao nuôi lúc khoảng chiều mát, sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.

– Bên cạnh đó kết hợp dùng khoáng cho ăn đặc trị trắng lưng, cong thân, đục cơ. Cho ăn 2 lần/ngày, sử dụng liên tục 3 -5 ngày.

Bệnh hoại tử cơ (IMNV)

Bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng: bệnh đục cơ, bệnh hoại tử cơ, đục cơ và cong thân

Bệnh hoại tử cơ trên tôm
Bệnh hoại tử cơ trên tôm

Bệnh hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra. Thường xuất hiện giai đoạn tôm thẻ trên 45 ngày tuổi. Hiện tượng ban đầu phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở mức độ nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ này, tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ khá cao. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc trị, chỉ phòng ngừa là chính.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh 

 Bệnh này do virus gây ra.

– Bệnh thường xuất hiện ở TTCT giai đoạn 40 – 45 ngày tuổi trở lên.

– Biểu hiện ban đầu: Phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao (khoảng từ 40 đến 70%).

– Bệnh hoại tử cơ thường có thể xuất hiện sau khi chài tôm, sự thay đổi đột ngột độ mặn hay nhiệt độ gây sốc tôm… Tôm chết nhưng ruột đầy thức ăn, tôm sẽ chất ngay trước khi các yếu tố gây sốc trên xảy ra.

Cách phòng, trị bệnh hoại tử trên tôm

– Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh này bởi bệnh do virus gây ra.

Bệnh hoại tử cơ chưa có thuốc đặc trị
Bệnh hoại tử cơ chưa có thuốc đặc trị

– Cách phòng trị tốt nhất là vệ sinh ao cẩn thận trước và sau vụ nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để giảm ô nhiễm và giảm sự phát sinh mầm bệnh, có thể khử trùng nước định kỳ để giảm virus và vi khuẩn trong ao, sau đó dùng chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh trong ao.

– Tăng cường vitamin và khoáng chất giúp tôm khỏe và đề kháng tốt với sự thay đổi môi trường cũng như sự tấn công của dịch bệnh.

–  Chú ý luôn đảm bảo lượng ô-xy đầy đủ khi nuôi TTCT từ 4 mg/l trở lên, nhất là nuôi với mật độ cao.

– Có thể dùng thuốc diệt khuẩn như iodine…, sử dụng kết hợp khoáng ăn với khoáng tạt.

Theo dõi jia để có thêm nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh cho tôm thẻ chân trắng nhé!

Nguồn: Tepbac.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết